GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Một bài NLXH, các em nên viết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ngachuyenbn
Admin
Admin


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 38
Join date : 18/12/2012

Một bài NLXH, các em nên viết Empty
Bài gửiTiêu đề: Một bài NLXH, các em nên viết   Một bài NLXH, các em nên viết I_icon_minitime10/18/2013, 9:02 am

“Một đại thụ ngã xuống ắt để lại khoảng trống. Đại tướng là đại thụ cuối cùng của một lớp người đặc biệt sẽ mãi lưu danh trong sử sách, sự ra đi của ông hẳn nhiên sẽ để lại một khoảng trống rất lớn. .. Ông đã “vào thế giới người hiền” vào ngôi đền thiêng của lòng dân mà ở đó không ai và không gì bị lãng quên.Ông ra đi nhưng đã khiến đất nước và nhân dân tự thấy phải sống tốt hơn những ngày từng sống. Ra đi mà như một sự khởi đầu.” (Theo “Ra đi như một khởi đầu”- của Lê Xuân Sơn và Phùng Nguyên - Tiền phong online- ngày 14/10/ 2013)
Suy nghĩ của anh/chị về sự khởi đầu mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang lại cho mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ sau sự ra đi của Người.
Về Đầu Trang Go down
ngachuyenbn
Admin
Admin


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 38
Join date : 18/12/2012

Một bài NLXH, các em nên viết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một bài NLXH, các em nên viết   Một bài NLXH, các em nên viết I_icon_minitime11/10/2013, 8:34 pm

       Hà Nội, những ngày thu, những dòng người nối tiếp, nắng nhạt nhòa hơn trong nỗi đau thương. Cả dân tộc giã từ một con người vĩ đại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
     “Đại tướng là cây đại thụ cuối cùng của một lớp người đặc biệt sẽ mãi lưu danh trong sử sách”. Băng qua hai cuộc trường chinh của dân tộc, cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trang sử hào hùng, là niềm tự hào muôn đời của hậu thế. Mười đại tướng lẫy lừng của hai đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ đều lần lượt chịu thất bại trước những con bài chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng ông không chỉ là một tài năng quân sự kiệt xuất mà còn là một cây đại thụ rợp bóng nhân văn - một vị tướng coi chiến cuộc không phải ván cờ, càng không có nước thí tốt. Một con người không chấp nhận bất kì một chiến thắng nào phải trả giá bằng quá nhiều xương máu của những người đồng đội. "Tôi sống ngày nào là vì dân vì nước ngày đó". Tâm sự thiết tha của vị đại tướng ấy vẫn văng vẳng trong lòng người với muôn nỗi kính yêu, như ai đó đã từng viết rằng:
"Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn".
     Những ai vì dân thì sẽ thuộc về nhân dân. Đại tướng đã sống trong lòng dân và trở thành một hồn thiêng của dân tộc. Sự ra đi bao giờ cũng là một nỗi mất mát rất lớn, là khoảng trống hụt hẫng xót xa. Và sự ra đi của đại tướng – một con người mà nhân dân yêu quý đã trở thành nỗi đau chung của cả một dân tộc. Vẫn biết rằng sinh- lão- bệnh- tử là quy luật nhưng trong lòng ai cũng tràn dâng nối tiếc thương. Vậy mới thấy cuộc đời như cơn gió, sự lìa xa của một người như chiếc lá rụng. Tuy chiếc lá sớm hay muộn cũng rụng nhưng không ngờ nó lại làm rừng cây xao xác đến vậy. Phải chăng người ta hiểu cuộc chia li này là vĩnh viễn, phải chăng sự hẫng hụt của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam không chỉ là mất đi một nhân vật đi vào lịch sử mà còn là sự thiếu vắng những giá trị tinh thần cao đẹp, những niềm tin, niềm tự hào.
 Nhiều lúc tôi nghĩ về quá khứ, về chiến tranh như một câu chuyện thần thoại. Nhiều lúc tôi nghĩ sự đến và đi khỏi cuộc đời này lặng lẽ và mờ nhạt theo tháng ngày trôi. Nhưng sự ra đi của đại tướng cho tôi thấm thía ý nghĩa sự sống của một con người. Tôi thấy mình gần hơn với lịch sử, gần hơn với thế hệ trước với một thời đại tôi chưa từng đi qua. Và tôi biết rằng không một tấm huân chương nào, không một lời ngợi ca nào, không một bài báo nào có thể nói hết vị trí của đại tướng trong lòng dân như những hàng người đang rơi nước mắt chân thành và tiếc thương trên những dãy phố dài xao xác hơi may trong những ngày thu Hà Nội thật buồn. Một em bé nghiêm trang nâng di ảnh đại tướng, nữ cảnh sát quay đi giấu giọt nước mắt lăn dài, người cựu chiến binh già lặn lôi quãng đường trăm cây số rưng rưng nước mắt giơ tay trước trán chào người thủ trưởng theo tư thế nhà binh. Có lẽ không cần một lời bình luận chỉ thấy rằng sau nỗi tiếc thương, bóng hình Đại tướng vẫn sống lòng dân tộc. Có phải chăng sự sống ở trong tim mới thật là sự sống mạnh mẽ và bất tử. Một con người sống vì dân thì cũng sẽ thuộc về nhân dân, thuộc về ngôi đền thiêng của lòng dân mà ở đó không ai và không gì lãng quên được.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi đó là một sự mất mát lớn, một sự thật hiện hữu nhưng cả khi ra đi ông cũng để lại cho đời một điều thật quan trọng, thiêng liêng đó là sự khởi đầu. Khởi đầu không chỉ có nghia là nảy mầm những điều tốt đẹp, khởi đầu còn là thay đổi những suy nghĩ con người Việt Nam, bắt đầu cho một sự nhận thức mới về ý thức trách nhiệm, để họ phải tự thấy mình sống tốt hơn những ngày từng sống. Sau một cú sốc lớn bao giờ cũng là một sự thay đổi lớn.
      Sự ra đi của Đại tướng khiến ta nghĩ nhiều đến sự hi sinh của những thế hệ đã qua, đã khơi sâu thêm lòng biết ơn đạo lí nghĩa tình muôn đời mà người Việt gìn giữ trong ta. Ta biết rằng cuộc sông không chỉ có hiện tại mà còn những điều làm nên hiện tại. Ta hiểu trách nhiệm của thế hệ đi sau khi nhìn vào quá khứ, ta biết tri ân bằng hành động chân thành, không phải bằng lời nói sáo mòn vô nghĩa. Và ngay sau những ngày tiễn đưa Đại tướng, một chương trình từ thiện "Dấu ấn tuổi tuần" đã gửi đến những người cựu chiến binh những lời tri ân sâu sắc, những chia sẻ yêu thương giúp họ vượt qua khó khăn đời thường. Có lẽ đó cùng lã điều quý giá làm người đã khuất an lòng, khuây khỏa những lo âu trăn trở trong những tháng ngày.
      "Sự sống nảy sinh từ cái chết", một nhà văn đã từng nói vậy sau những trải nghiệm cuộc đời, sau những thăng trầm mà ngộ ra chân lí ấy. Cái chết đâu có phải sự mất mát lớn nhất, đâu phải sự kết thúc cho tất cả. Ngay cả khi ra đi, Đại tướng cũng đã làm nên một điều kì diệu. Người đã gieo vào lòng dân tộc sức mạnh của đoàn kết và yêu thương, của tình người và tình non nước. Lâu lắm rồi ta mới thấy con người Việt Nam gần gũi, gắn kết như vậy trong những cái cầm tay. Vì họ có cùng một nỗi đau, có cùng một phút giây bừng ngộ vì chưa lúc nào hai tiếng đồng bào thiết tha nhường ấy. Thì ra có những khi tình yêu không phải chỉ được khởi dậy bởi những lời hô hào trong cuộc chiến tranh, mà có những khi nó thức dậy bởi những tình cảm rất nhân bản đời thường, một lòng tự hào kính phục hay một nỗi xót thương. Trên khắp các ngả đường của thủ đô Hà Nội, dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau có biết bao tình cảm đẹp được gieo trồng giữa con người với con người. Trong một góc khuất nào ta tình cờ bắt gặp một nhóm các thanh niên tình nguyện hướng dẫn nhân dân vào viếng Đại tướng. Một bạn trẻ nhiệt tình cõng bác thương binh già, một ông chủ cửa hàng bánh mì đem bánh phát cho mọi người lúc giữa trưa. Hình như tiễn đưa người tốt mọi người lại tốt thêm lên một chút. Con người không chỉ sống mà còn biết sống với nhau.
       Có thể cuộc sống ngày nay dễ dàng hơn khiến thế hệ trẻ ỷ lại và phụ thuộc. Có thể có nhiều bất cập, nhiều mặt tối trong lối sống của thế hệ trẻ khiến nhiều người lo lắng thất vọng.Nhưng khi chứng kiến những thành niên tình nguyện nắm tay nhau trên dãy phố dài, khi chứng kiến những việc tốt giản dị của họ ta biết rằng thế hệ trẻ hôm nay vốn là những con người đầy nhiệt huyết và cống hiến. Tinh thần ấy như một mạch ngầm để rồi lúc ra đi Đại tướng để lại cho thế hệ thanh niên một trách nhiệm sống, một lí tưởng sống khởi dậy mạch ngầm sâu kín ấy. Sự khởi đầu tuyệt vời nhất mà Đại tướng gieo vào lòng ta có lẽ là một sự thay đổi nhận thức mà sau đó ta biết sống tốt hơn những ngày từng sống. Con người sẽ thật nhỏ bé như một hạt cát mong manh nếu chỉ chấp nhận một cuộc sống mờ nhạt lặng lẽ. Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con người ấy đã cho ta thấy một cuộc sống ý nghĩa, một sự tồn tại vững bền vượt qua cái vô thường của đời người hữu hạn. Đó là tài năng nhưng quan trọng hơn đó còn là chữ tâm chữ đức. Có lẽ nếu chỉ có tài ông sẽ xuất hiện như một nhân vật trong trang lịch sử nào đấy. Nhưng có tâm ông cũng sẽ sống trong lòng người gần như một vị thánh nhân, như một con người của thời gian và thế kỉ. Hóa ra sống không chỉ là tồn tại mà còn là sng có ý nghĩa, sống để khi rời khỏi nhân gian ta không còn vương lại nhiều tiếc nuối trên cõi đời này.
      Đại tướng ra đi nhưng ông để lại nhiều hạt giống tốt đẹp cho đời cho người. Nhưng đó chỉ là hạt giống liệu nó có được gieo trồng có được chăm sóc mà lớn lên như người ra đi từng ấp ủ. Tự chúng ta phải tìm câu trả lời khỏa lấp những trống rỗng và nỗi đau bằng những điều ý nghĩa như là lời tiễn biệt với một con người vĩ đại vừa khuất bóng nhân gian.
    Tháng mười này nắng hanh hao. Trời se lạnh như bao mùa thu,  bao tháng mười lịch sử trước. Chỉ có lòng người là da diết nỗi nhớ thương. Sự ra đi của một con người vĩ đại để lại thật nhiều khoảng trống nhưng cũng để lại trong ta thật nhiều điểu ý nghĩa để ta biết tự hỏi những điều lớn hơn cá nhân mình, để ta biết trân trọng đi qua những ngày mình đang sống.
Nguyễn Kiều Anh 12văn
Về Đầu Trang Go down
ngachuyenbn
Admin
Admin


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 38
Join date : 18/12/2012

Một bài NLXH, các em nên viết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một bài NLXH, các em nên viết   Một bài NLXH, các em nên viết I_icon_minitime11/19/2013, 3:16 pm

    Đại tướng đã ra đi "Một cây đại thụ ngã xuống ắt để lại một khoảng trống lớn. Đại tướng là cây đại thụ cuối cùng của một lớp người đặc biệt sẽ mãi lưu danh trong sử sách. Sự ra đi của ông hẳn nhiên sẽ để lại một khoảng trống rất lớn. Ông đã vào thế giới người hiền, vào ngôi đền thiêng của lòng dân mà ở đó không ai và không gì bị lãng quên. Ông ra đi nhưng đã khiến cả nước và nhân dân tự thấy phải sống tốt hơn những ngày từng sống. Ra đi mà như một sự khởi đầu…"
     Vào một chiều mùa thu tháng mười, Đại tướng đã ra đi trong sự bàng hoàng hụt hẫng tiếc thương của dân tộc. "Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam" giờ đây đã ngủ yên trong vòng tay đất mẹ Quảng Bình. Nhưng có lẽ hình ảnh Người đã khắc sâu trong trái tim hàng triệu người, còn mãi cùng hồn thiêng sông núi. Những giọt lệ đau thương vẫn không ngừng tuôn rơi. Còn đâu người anh hùng văn võ toàn tài anh dũng trong chiến đấu, còn đâu một "anh Văn" giản dị giữa đời thường hiền từ bên những giò phong lan… Người lính cảnh vệ đưa tay lau nhanh hai hàng nước mắt. Người đàn ông mếu máo đặt bông hoa cúc vàng trước hàng rào. Cả đoàn người lặng đi trong tiếng nấc. Sự mất mát quá lớn để lại "khoảng trông" trong lòng dân tộc. Nhưng dường như từ đấy người ta lại thấy những mầm hi vọng. Ra đi như một sự khởi đầu.
       Sự khởi đầu ví như bông hoa nở trên mảnh đất cằn cỗi, hạt giống nảy những mầm xanh. Đó là sự bắt đầu một niềm tin mới, tình cảm mới. Như Mãn giác thiền sư trong bài kệ đã viết:
       “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
     Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai”
      Sự khởi đầu từ cái chết có lẽ phải bắt đầu từ nỗi đau - suy ngẫm - thức tỉnh - đổi thay. Giọt nước mắt rơi xuống gieo vào mảnh đất tâm hồn những hạt giống quý giá. Đó là những trăn trở, suy tư về cuộc đời, về thời gian để ta "sống tốt hơn những ngày từng sống" sao cho xứng đang với Người, với lịch sử hôm qua và đất nước hôm nay.
     Đại tướng đã sống như huyền thoại, như núi sông ta. Người về với đât mang theo biết bao tình cảm thổn thức của triệu triệu người Việt trên khắp dải đất hình chữ S. Thế mới thấy cái chết chưa phải là mất mát lớn nhất. Có những cái chết mà như hóa thành bất tử - bất tử trong lòng người, bất tử vì đã để lại cho cuộc đời một tấm lòng một nhân cách lớn. Một nhà triết học từng nới rằng: "Khi sinh ra bạn khóc mọi người xung quanh bạn cười, phải sống sao để khi nhắm mắt xuôi tay bạn cười còn mọi người khóc".Vâng cuộc đời Đại tướng là như thế đấy, mãi mãi là ngọn đèn tỏa những ánh hồng ấm áp chiếu rọi cho đêm trường đã qua và thắp sáng tương lai. Bài học làm người quý giá ấy - một sự khởi đầu .
        Trong suốt những giờ phút thiêng liêng, cả đất nước như lặng đi trước bóng cờ rủ. Mỗi ngày dòng người kéo về Hà Nội càng đông hơn, hòa cùng người dân thủ đô tiễn biệt Đại tướng lần cuối. Những giọt nước mắt cũng rơi, nỗi xót xa cùng một tên gọi, miếng cơm sẻ nửa chai nước uống chung. Có thể trong cuộc sống hàng ngày có những lúc người ta vô tâm thậm chí ích kỉ về cuộc sống mưu sinh nhưng một khi đất nước hiểu thực sự tiếng nói đoàn kết gắn bó sâu trong tâm khảm cất lên hai chữ "Đồng bào". Không ai bảo ai dòng người lặng lẽ xếp hàng vào viếng Đại tướng, tất cả đều cúi đầu khi đoàn xe đưa Đại tướng đi qua. Bàn tay nắm chặt bàn tay tình cảm dân tộc sống lại lan toả ấm áp. Phải chăng khi mất đi một điểm tựa tinh thần quá lớn người ta cảm thấy cần nhau hơn. Ta nhìn nhau bằng ánh mắt thân thương hơn rằng ta cùng là con cháu rồng tiên chung một màu da chung một truyền thống và chung một vị cha già kính yêu. Những điều nhỏ bé giản dị ấy mang một tên gọi hết sức thiêng liêng: đoàn kết dân tộc .Tình cảm đẹp đẽ ấy - một sự khởi đầu.
      Những ngày này ta cảm thấy bản thân mình như có một sự thay đổi mạnh mẽ. Có thể gọi là sự trỗi dậy của những cái tốt đẹp chăng? Gạt qua một bên những lo toan vất vả của cuộc sống đời thường ta dõi theo người đi về ngồi nhà sô 30 Hoàng Diệu. Bỗng thấy cay cay nơi sống mũi khi bắt gặp nụ cười hồn hậu của người trên màn ảnh tivi khẽ đưa tay quyệt vội dòng nước mắt khi lướt qua dòng chữ: "Chào đồng bào tôi đi!" Cảm tưởng rằng với ta Đại tướng như một người thân yêu ruột thịt. Khóc cho Đại tướng khóc cho cha ông mình. Thật khó có thể gọi tên hay lí giải nguồn tình cảm ấy khởi từ đâu. Mơ hồ nhận ra rằng phải chăng đó là tình yêu nước. Bắt nguôn từ tình yêu làng xóm yêu miền quê yêu đồng bào đến yêu một vị lãnh tụ. Tình yêu nước, ôi! mới thân thương gần gũi làm sao. Đó là máu thịt ta, xung quanh ta và ở ngay trong ta.Chỉ trong một phút có thể bật lên thành tiếng nấc nghẹn ngào hay cái ôm thắm thiết. Khúc nhạc tình yêu Tổ quốc bên cạnh những nốt hào sảng ngân vang cũng cần có những nốt trầm. Nốt trầm ấy lắng xuống tiếc thương cho huyền thoại một cuộc đời để ta cảm nhận tình yêu trong lòng ta ngày một lớn. Vâng tình yêu dân tộc một sự khởi đầu.
     Sáu mươi năm rồi vẫn vào một mùa thu, đồng bào ta lại đứng canh nhau rơi chung một giọt nước mắt. Cây đại thụ cuối cùng của một lớp người đặc biệt sẽ mãi lưu danh trong sử sách. Thế hệ cũ đã ra đi, lịch sử đâu đứng đợi ta ở đó. Một nguồn động lực mạnh mẽ thức dậy vừa thổn thức vừa nuôi dưỡng nhiệt thành trong ta. Ta cảm thấy quý trọng cuộc sống này cần sống tốt hơn những ngày từng sống. Cả đời con người ấy ngày nào cũng vì nước vì dân chẳng lẽ ta sống cho riêng bản thân mình? Sự khởi đầu sẽ chẳng bao giờ ra hoa kết trai nếu ta không nuôi dưỡng để nó lớn lên. Hãy nghiêm khắc nhìn lại bản thân để sống có trách nhiệm hơn.
      Hãy là một nốt trầm xao xuyến giữa bản hòa ca cuộc đời. Hãy là một tiếng chim sớm mai để ngân nga giai điệu cuộc sống. Hãy đem nhành hoa nhở của mình góp vào mừa xuân lớn của dân tộc. Để bắt đầu một sự khởi đầu…
Đô Thị Ngọc Lan
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một bài NLXH, các em nên viết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một bài NLXH, các em nên viết   Một bài NLXH, các em nên viết I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Một bài NLXH, các em nên viết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bài viết nlxh Hà Thị Ngọc
» Bai viết tháng 12 ( nguyên là câu hỏi NLXH trong đề thi vùng Duyên hải
» Bài thi viết thư quốc tế UPU của chị Hồ Quế Chi
»  Đề mở- bài viết lớp 10 văn tháng 11. 2015
» [Thông báo] Việc quản lí THÀNH VIÊN - BÀI VIẾT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Ngân hàng đề-