GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Lần theo dấu xưa- tìm hiểu điển tích điển cố

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ngachuyenbn
Admin
Admin


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 38
Join date : 18/12/2012

Lần theo dấu xưa- tìm hiểu điển tích điển cố Empty
Bài gửiTiêu đề: Lần theo dấu xưa- tìm hiểu điển tích điển cố   Lần theo dấu xưa- tìm hiểu điển tích điển cố I_icon_minitime12/20/2012, 9:04 am

Tri âm
Điển tích]
*
Sở Bá Nha là đại phu đời nhà Tống chơi đàn tuyệt hay, ai nghe cũng ngơ ngẩn, cây cỏ đắm say, song ông vẫn buồn và cảm thấy cô đơn vì không có ai hiểu hết tiếng đàn cao đẹp sâu xa của mình. Một đêm đi thuyền trên sông Hàm Dương qua núi Mã An, Bá Nha ôm đàn, lựa dây dạo một khúc. Khúc nhạc dở chừng thì đàn đứt một dây. Bá Nha biết có người nghe trộm đàn mình bèn cho người lên bờ tìm kiếm, thì chỉ thấy một chàng tiều phu trẻ tuổi tên là Chung Tử Kì. Hai người nói chuyện với nhau về âm luật và Bá Nha đã phải kinh ngạc vì kiến thức cũng như tâm hồn của chàng tiều phu. Hai người kẻ đàn người họa vô cùng tâm đầu ý hợp, bèn kết làm bạn tri âm. Bá Nha muốn đón Tử Kì về nhà mình, nhưng Tử Kì còn cha mẹ già cần phụng dưỡng nên đành từ chối. Bá Nha bèn hẹn đến ngày này sang năm sẽ trở lại, đón cả gia quyến Tử Kỳ về kinh đô. Hai bên từ biệt nhau.
Mùa thu năm sau, đúng ước hẹn, Bá Nha quay lại chốn xưa nhưng không thấy Tử Kì đâu cả, bèn hỏi thăm dân làng rồi tìm đến nhà. Ðến nơi, mới biết trong thời gian ấy Tử Kì đã lâm bệnh nặng mà mất sớm. Bá Nha thương xót vô cùng. Ông ra mộ Tử Kỳ, khóc lóc thảm thiết. Ông lấy đàn dạo lên một bản cuối cùng trước mộ người bạn quá cố rồi đập đàn vào một tảng đá vỡ tan nát. Từ ngày ấy không ai nghe thấy tiếng đàn của Bá Nha nữa.
Chuyện này là điển tích nổi tiếng cho tình bạn tri âm tri kỉ. Ngoài cách gọi Bá Nha-Tử Kì ra còn có thể gọi Sở Bá Nha-Chung Tử Kì hoặc Bá Nha-Chung Kì. Tri là thấu hiểu, kỉ là chính mình, âm là âm nhạc. Tri kỉ là người bạn hiểu mình, tri âm là người bạn có thể đoán ra tiếng lòng mình thông qua tiếng đàn.
Tích có người nghe trộm thì đàn đứt dây này kô hiểu từ đâu phát xuất. Thiết nghĩ điều này có lẽ là thật chứ kô phải chuyện hoang đường. Ngày xưa người chơi đàn giỏi có sức thẩm âm rất lớn, tâm linh họ tương thông đc với tiếng đàn thì chuyện thần giao cách cảm kô phải là chuyện lạ.
Tự tương mâu thuẫn
Điển tích]
*
Chuyện đời xưa, có một anh chàng nọ ra giữa chợ bán binh khí. Anh ta rao lớn lên rằng:
-Mua đi mua đi, đây là cây mâu sắc nhất thiên hạ đây, đâm cái gì cũng thủng.
Một lúc sau, anh ta lại rao:
-Mua đi mua đi, cái thuẫn (cái khiên) này vô cùng chắc chắn, không vật nào có thể đâm thủng.
Người qua đường thấy chuyện tức cười mới hỏi anh ta rằng:
-Thế nếu tôi lấy cái mâu của anh đâm vào cái thuẫn của anh thì sẽ thế nào, mâu gãy hay là thuẫn hư?
Anh chàng bán mâu há miệng mắc quai, kô thể trả lời đc. Từ đó người ta dùng tích mâu thuẫn để chỉ nhừng lời nói vô lý, đối nghịch nhau. Sau dùng rộng ra, mâu thuẫn còn chỉ cả xung khắc giữa mọi người…
( Sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
 

Lần theo dấu xưa- tìm hiểu điển tích điển cố

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Sống tích cực - Đơn giản là ngước nhìn lên cao!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Trí tuệ ngàn năm-