GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Tổng hợp dẫn chứng NLXH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thuytrang



Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 4
Join date : 17/08/2013
Age : 26
Đến từ : chuyên bắc ninh

Tổng hợp dẫn chứng NLXH Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng hợp dẫn chứng NLXH   Tổng hợp dẫn chứng NLXH I_icon_minitime5/6/2014, 6:16 pm

I) Những tầm gương về ý chí, sự dũng cảm, hy sinh, vị tha, đồng cảm, chia sẻ
1) Mẹ Teresa tên thật là Agnes Bojaxhiu, nhưng tất cả mọi người trên thế giới đều biết tới bà với cái tên Mẹ Teresa. Mẹ là một nữ tu công giáo, đã dành trọn đời mình cho những người bất hạnh trên đời, từ những trẻ em mồ côi sỗng vất vưởng lang thang ở Ấn Độ, cho đến những người nghèo khổ ,bệnh tật ở Cancutan. Bằng công việc truyền giáo và từ thiện của mình, Mẹ Teresa đã mang tình yêu thương, sự sẻ chia đến với những con người cùng cực. Mẹ trở thành người phụ nữ nổi tiếng nhất và được kính trọng nhất thế kỷ 20.Là người nhận được rất nhiều giải thưởng trong đó có giải Nobel hoà bình. Hiện nay trên thế giới có hơ 4 nghìn anh chị em tu sĩ hoạt động trong hơn 107 nhà dòng do hội truyền giáo bác ái của Mẹ sáng lập
2) JK Rowling (ý chí):JK Rowling là tác giả của Harry Porter - một trong những truyện bán chạy nhất mọi thới đại.Nhưng ít ai biết được rắng đã có thời điểm, tác giả nổi tiếng của bộ truyện Harry Potter là một bà mẹ đơn thân thất nghiệp tuyệt vọng nuôi con nhờ tiền trợ cấp xã hội. Cô thậm chí còn vừa ôm con vừa viết tập truyện đầu tiên của Harry Potter trong một quán cà phê, vừa viết vừa ăn và cho con ngủ. Cuốn sách của cô đã bị từ chối bởi không dưới 12 nhà xuất bản.
Tuy nhiên sau đó, nhà xuất bản Bloomsbury đã đồng ý xuất bản cuốn truyện này. Cuốn truyện dành được nhiều lời khen ngợi và bán được rất nhiều bản thảo, giúp cho Rowling có thể tiếp tục viết tiếp những phần sau và trở thành người giàu có với số tài sản thậm chí còn nhiều hơn Nữ hoàng Anh
3) Giáo hoàng (đồng cảm): Buổi giảng đạo của Giáo hoàng Francis diễn ra tại quảng trường Thánh Peter ở thành phố Roma, Italy như thường lệ vào buổi chiều ngày 6/11. Khi Giáo hoàng tạm ngừng diễn thuyết, bỗng nhiên một người đàn ông với vô số mụn trên mặt và cơ thể tiến về phía Đức Thánh cha và xin ngài ban phước lành, hãng thông tấn Catholic News đưa tin. Người đứng đầu Tòa thánh đặt tay trái lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt và cầu nguyện. . Không hề do dự, Giáo hoàng ôm con chiên bất hạnh và hôn vào mặt ông. Sau đó ngài đặt tay lên đầu người đàn ông rồi nhắm mắt và cầu nguyện.Nhiều người ca ngợi lòng trắc ẩn và sự cảm thông của Giáo hoàng đối với người nghèo và mắc bệnh nan y. Người đàn ông "mang khuôn mặt quỷ" mà Giáo hoàng ban phước hôm 6/11 là một nạn nhân của bệnh u sợi thần kinh (neurofibromatosis). Đây là một bệnh rất hiếm nhưng di truyền, gây rối loạn thần kinh
4) Cho người bạn hút sữa (chia sẻ): Trong ảnh là hai cậu bé chỉ chừng 5-6 tuổi, một cậu bé lành lặn và cậu bé không may bị bỏng toàn thân, da nhăn nheo, cháy khô và nứt nẻ. Cậu bé lành lặn cẩn thận cầm hộp nước sữa đưa tận miệng cho bạn uống một cách ân cần. Điều ý nghĩa nhất, gây xúc động nhất và có sức ám ảnh nhất đối với người xem bức ảnh có lẽ là ánh mắt quan tâm, lo lắng của cậu bé dành cho người bạn bất hạnh của mình
5) Người chỉ huy dàn nhạc trên tàu titanic (dũng cảm):Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi ngày 14/4/1912, vị nhạc trưởng 24 tuổi được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp hành khách bình tĩnh hơn trước cơn hoảng loạn. 8 nhạc công đã vô cùng dũng cảm đứng biểu diễn trên boong tàu trong khi hành khách tranh nhau leo lên thuyền cứu hộ.
Ban nhạc cứ tiếp tục chơi cho tới khi kết cục bi thảm nhất đến với họ. Được biết trong những giờ phút cuối cùng, họ đã chơi bản thánh ca nổi tiếng "Nearer, My God, To Thee" (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa).
Nhạc trưởng Hartley và những 7 thành viên trong ban nhạc và hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại rạng sáng ngày 15/4.Với tấm lòng của người nghệ sĩ, Hartley trong phút cuối cùng khi tàu sắp chìm hẳn đã bỏ cây vĩ cầm vào chiếc vali bằng da.Nhiều người lại cho rằng ông biết mình sẽ chết nên trong phút giây cuối cùng đã ôm chặt lấy tình yêu lớn trong cuộc đời ông - cây vĩ cầm, khi trục vớt, người ta thấy thi thể Hartley ôm chiếc vali đựng đàn.
6) Nhường áo phao cho người khác, cứu 5 mạng người (dũng cảm, vị tha)
Vụ tai nạn lật cano xảy ra ở Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh, khiến 9 người thiệt mạng
Lúc cano bị lật, vì có áo phao, anh Hiệp đã cứu thoát được 4 người. Khi đuối sức, anh nhìn thấy một thai phụ đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, không ngần ngại, Hữu Hiệp thêm lần nữa nhường chiếc áo phao của mình cho người phụ nữ và đứa con trong bụng. Anh đã chấp nhận nhường lại cuộc sống của mình cho hai mẹ con. Câu chuyện về anh Hiệp những ngày gần đây đang làm rúng động cộng đồng mạnh. Lòng tốt, sự hi sinh của con người trong hoàn cảnh khó khăn đã là bài học cho không ít người
7) Nguyễn Trang Minh Thư – cô bé nhiều nghị lực: Nguyễn Trang Minh Thư năm nay mới 7 tuổi, qua hè này cô lớp trưởng lớp 2/3 này sẽ lên lớp 3, trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, thị xã Dĩ An. Học giỏi, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và vui vẻ nhưng ít ai biết được hoàn cảnh khó khăn của em. Ba và mẹ của Thư ly dị nhau khi Thư mới có 2 tuổi và hiện ba, mẹ Thư đều đã có gia đình riêng, để Thư lại cho bà ngoại đã 67 tuổi, hàng ngày phải đi bán vé số nuôi dưỡng em và bà cố.
Tuổi còn quá nhỏ để cảm nhận hết được sự thiệt thòi của mình nhưng lúc nào trông em cũng vô tư, hồn nhiên. Hằng ngày, bà Ngoại Thư rời khỏi nhà từ lúc 5h sáng để đi bán vé số dạo để Thư ở nhà tự học bài, làm bài tập rồi phụ giúp ngoại những công việc vừa sức. Với Ngoại Thư, dù lớn tuổi nhưng bà vẫn cố rong ruổi đó đây, bán vé số kiếm tiền nuôi Thư ăn học. Động lực và niềm an ủi lớn nhất của bà hiện nay, đó chính là đứa cháu ngoại duy nhất Minh Thư của bà vừa ngoan ngoãn,vừa học giỏi lại biết hiếu thảo với bà. Dù hoàn cảnh đã khó khăn như cô bé lại bị nghẹt tuyến lệ từ lúc nhỏ, mỗi khi ngủ dậy, ngoại phải lau chùi thật sạch để mắt Thư mới có thể dễ nhìn mọi vật. Hầu như lúc nào nước mắt của bạn cũng tràn hoen mi mắt, khiến nhiều bạn bè trong lớp cứ hỏi vì sao Thu hay khóc nhè. Với Thư, được cắp sách đến trường là niềm vui lớn. Ở lớp, cô lớp trưởng Minh Thư luôn tỏ ra gương mẫu trong mọi mặt. Vừa học tập giỏi, vừa năng nổ trong các phong trào, Thư luôn được thầy cô, bạn bè ủng hộ và quý mến.
Cool Đó là tấm gương của Lê Như Thiện (học sinh lớp 12A Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu, xã An Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên). Cách đây gần 4 năm, khi nước lũ lớn để về trên sông Cái, mọi người cùng trên đường đi sơ tán, thì Thiện phát hiện bố con anh Lê Hòa đang chơi với giữa dòng nước, nhìn anh đã đuối sức. Với lòng tốt của chàng trai trẻ, Thiện đã bỏ đồ đạc lao vào cứu hai cha con anh Hòa.`Tiếp đó, nghe tiếng kêu cứu của bà Nguyễn Thị Khù cùng đứa cháu, Thiện lại tiếp tục lao ra dòng nước xoáy. Cứu được hai bà cháu, nhưng lúc đó cậu học sinh đã quá đuối sức, nên đã bị dòng nước chảy xiết cuốn đi mãi mãi. Cậu học trò nghèo cũng phải bỏ lại ước mơ được bước chân vào cánh cổng trường Đại học mãi mãi. Đúng như cái tên của mình, Thiện đã làm nhiều việc tốt đẹp và luôn được bà con trong xã nhắc đến với lòng cảm phục vô biên
9) Năm 2013, dư luận nhiều phen rúng động trước hàng loạt vụ hành hạ trẻ mầm non bị phanh phui. Song, xót xa và cảm động nhất, có lẽ là câu chuyện gia đình cháu bé 18 tháng tuổi bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh chết. Theo lẽ thường, nhiều người nghĩ rằng, với tội ác ấy, kẻ thủ ác sẽ phải chịu sự trừng trị thích đáng, phải trả giá thật đắt. Nhưng, với tấm lòng bao dung độ lượng, anh Đỗ Trọng Đức – cha cháu – đã làm một việc khó khăn nhất mà mọi bậc làm cha mẹ có thể làm đối với kẻ giết con mình: tha thứ. Khi mọi người hỏi lý do tại sao anh không viết đơn kiện, người công nhân chân chất ấy trả lời đơn giản: “cho cô ta được về với con”. Còn vợ anh, xót đứa con khát sữa của Nhờ, đã mang hộp sữa đứa con xấu số của mình đang dùng dở qua cho. Hành động của anh chị đã khiến dư luận đang ngùn ngụt giận dữ lắng xuống. Họ đã gieo mầm nhân ái, yêu thương, đã góp phần cảm hóa chẳng riêng một con người!
10) Điểm trường Sẻ Mản Thẩn (Trường MN Mản Thẩn, Lào Cai) nằm cách xa trung tâm xã, cư dân thưa thớt và trình độ dân cư không cao, đời sống người dân còn khó khăn với 100% là hộ nghèo nên việc huy động trẻ đến trường là thách thức với giáo viên mới ra trường như Vàng Thị Gếnh. Tuy nhiên, cũng là người dân tộc, thấu hiểu được nỗi khổ của việc không biết chữ, cô giáo Gếnh đã lặn lội đến từng nhà vận động phụ huynh cho con đến lớp bằng nhiều hình thức, từ vận động cha mẹ đưa con ra lớp đến đi gọi trẻ, trực tiếp đón trẻ... Ở trên lớp luôn hết lòng vì học sinh, khi về nhà cô Vàng Thị Gếnh lại vất vả chăm sóc 2 đứa con bệnh tật của mình rồi lại cùng chồng tăng gia sản xuất. Vất vả, mệt mỏi là điều không tránh khỏi nhưng cô giáo Gếnh chưa bao giờ lơ là bổn phận của người mẹ hay trách nhiệm của một giáo viên. Nhờ sự tận tâm dạy dỗ, chăm sóc, học trò của cô Gếnh luôn đạt loại giỏi, khá. Sau 8 năm gắn bó với nghề, cô Gếnh đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh, được ngành GD tuyên dương là nữ nhà giáo tiêu biểu, được nêu gương người tốt việc tốt.
11) Nguyễn Công Hùng sinh tại xã Nghi Diên tỉnh Nghệ An. Khi mới 2 tuổi, vì mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân. Nhưng anh vẫn cố gắng đi học, đến năm học lớp 7, anh phải nghỉ vì bệnh ngày càng trầm trọng, cơ thể chỉ còn chưa đầy 20 kg. Năm 15 tuổi, Nguyễn Công Hùng liệt gần như hoàn toàn, chỉ còn cử động được 2 ngón tay rồi cuối cùng là 1 ngón tay
Bằng nghị lực của mình, Nguyễn Công Hùng vẫn tự học để đến năm 21 tuổi (2003), anh mở Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh còn sáng lập trang website mang tên www.nghilucsong.net với nội dung hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm thông tin về việc làm và học tập với hơn 30.000 thành viên khắp thế giới, 100.000 bài viết được sẻ chia.
12) Huỳnh Phúc Điềm gương mặt điển hình của tấm lòng đồng cảm. Anh bị Ung Thư Gan, trước khi anh mất anh muốn toàn bộ số tiền phúng viếng trong tang lễ của mình gửi đến những bệnh nhân bị ung thư Gan. Số tiền của Huỳnh Phúc Điền không nhiều , không thể lo hết cho bệnh nhân ung thư Gan trong khoa Ung tư ở bệnh viện Chợ Rẫy nhưng tấm lòng, sự đồng cảm của anh rất lớn với những ai nhận được sự chia sẻ của anh.
Cũng may mắn là trong xã hội mà nhiều người chạy theo chủ nghĩa “mackeno” (mặc kệ nó) thì có những tấm lòng điển hình đồng cảm như Huỳnh Phúc Điền.
Sự đồng cảm, tấm lòng của Huỳnh Phúc Điền như ngọn nến lung linh thắp sáng giữa xã hội mà nhiều người chỉ biết vun vén cho riêng mình, nhiều người chỉ biết bo bo thu giữ về cho mình thật nhiều của cải vật chất.
13) Cậu học trò nghèo bỏ mạng sống cứu bạn. Câu chuyện của cậu bé Trần Văn Nguyên cũng từng làm lay động không ít người. 10 đứa trẻ rủ nhau tắm ao, một em sụp chân xuống hố sâu chới với. Trần Văn Nguyên vì cứu bạn nên kiệt sức, qua đời tại bệnh viện. Năm đó, em mới 14 tuổi.
Trước đó, Nguyên cũng có 2 lần cứu người bị nạn, nhưng tới lần cuối cùng, Nguyên đã ra đi mãi mãi. Định mệnh đến với cậu bé này quá nghiệt ngã, khi ước mơ được tới trường của em đã dừng lại ở tuổi 14.
Hình ảnh cậu bé ngoan hiền, vượt khó học giỏi và hy sinh thân mình cứu bạn mãi mãi sẽ là tấm gương sáng của tuổi trẻ Quảng Ngãi.
14) Phạm Phú Thứ (1820-1883) quê làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, thông minh từ nhỏ, học rộng, tài cao. uy nhiên, đường làm quan dài 38 năm của Phạm Phú Thứ lại có lắm bước gập ghềnh, thăng giáng, không được phẳng phiêu do bản tính cương trực, không chịu nhắm mắt làm ngơ trước quyền uy, dù đó là quyền uy của bậc “con Trời”. Năm 1850, ông thấy ở triều đình vua trẻ ham mê vui chơi, lơ là việc triều chính trong lúc đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc ngoài, đã dũng cảm dâng sớ can gián nhà vua với lời lẽ thẳng thắn và thiết tha: “…Lễ đại định ít thấy ra triều thị, nhạc nội uyển kèn trống suốt cả đêm, nhà Kinh diên lâu không tới giảng, chốn triều đình lâu không han hỏi, thần tử ở bốn phương, phủ huyện cũng lâu không được thừa chỉ, thanh vấn. Lại nói: thái y phương thuốc điều hòa, thực cũng quá ư nghệ thuật, quần thần dâng sớ thỉnh an, vị tình khuất cả lời nói”(2).
Sớ tâu lên, Phạm Phú Thứ phải trả một giá khá đắt vì tội “phạm thượng”. “Vua cho lời nói khí quá khích… đình nghị cho là hủy báng định bắt tội đồ, nhưng giảng quan và ngôn quan xin khoan tha cho”(3). Cuối cùng, ông bị cách chức, đày đi khổ sai một năm ở trạm bưu chính Thừa Nông, phía tây nam thành Huế. Bạn hữu thân thích trong triều nhiều người lo cho số phận của ông, nhưng ông vẫn tự tin về việc mình làm là đúng và cần thiết, lúc rỗi việc thì đi câu cá, ngắm cảnh, làm thơ.
15) Nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 1/11/1910, tại Vinh - Nghệ An. Chị hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi. Ngày 30/7/1940, chị Minh Khai bị bọn Pháp bắt.Chúng đưa chị về Khám Lớn Sài Gòn và tra tấn hết sức dã man. Trong tù chị tiếp tục vận động chị em phụ nữ đấu tranh. Sau những trận đòn tra tấn, chị đã dùng máu viết lên tường xà lim nhưng câu thơ nêu cao phẩm chất, khí tiết của người chiến sỹ cộng sản: Dù đánh, dù treo, càng cương quyết; dù kềm, dù kẹp chẳng sai lờ; hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ, triệt để thực hành chết mới thôi…Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị khủng bố, toà án thực dân đã kết án tử hình chị. Không khuất phục được người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi, sáng này 28/8/1941, chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí bị giặc đem xử bắn ở Hóc Môn. Chị ngã xuống khi mới 31 tuổi.
16) 2h 40 ngày 30/4, ông và hai đứa con trai đang giăng lưới ngoài khơi thì nhìn thấy tàu ở phía xa đang chìm dần. Sống trên biển nhiều năm, biết thế nào cũng có người gặp nạn, ông giục con lái ghe chạy hết ga tới nơi để cứu người. Cũng may, tàu bị chìm cách chỗ giăng lưới khoảng hai cây số. Ông không tin mắt mình, hàng trăm cánh tay giơ lên kêu cứu. Ông liền quăng hết 22 giàn lưới cho nhẹ tàu để đưa được nhiều người lên ghe. Cha con ông cố gắng hết sức, đưa lên ghe được 37 người thì ghe đã quá khẳm. Sau khi đưa 37 người vào bờ, ông Vinh tức tốc giục con chạy đi mua xăng, quay ra nơi chiếc tàu bị đắm. Tới nơi trời đã tối, việc cứu hộ đã chuyển thành tìm xác người, ông cũng tham gia và không nguôi hy vọng vẫn có người còn sống
17) Vợ chồng người buôn đồng nát trả lại 10 cây vàng
Trong lúc thu mua đồng nát, vợ chồng anh Nguyễn Tiến Bắc chị Nguyễn Thị Thuật (thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vô tình thấy lẫn 10 cây vàng đựng trong túi nylon. Trên mỗi cây vàng đều có ký hiệu của nhà sản xuất kèm giấy tờ mua bán viết tay. Vợ chồng bàn cách đem trả. Họ chia số vàng ra làm hai gói cất hai nơi kín đáo, không dám đánh tiếng sợ nhiều người nổi máu tham nhận vơ hoặc lưu manh tới cướp.
Ít ngày sau, có đôi vợ chồng lạ đến nhà anh Bắc, xin được tìm trong đống đồng nát 10 cây vàng bị bỏ lẫn vào phế liệu đem bán. Anh Bắc hỏi chuyện và kiểm tra đủ bằng chứng vợ chồng ấy là chủ nhân của số vàng trên. Anh trả lại vàng trong sự ngỡ ngàng của đôi vợ chồng trẻ. Người vợ cảm kích rút chiếc nhẫn vàng ở tay tặng cho chị Thuật, nhưng chị đã từ chối.Ở thôn Du Nghệ, vợ chồng Bắc - Thuật trước gần như nghèo nhất làng. Anh chị mưu sinh nhờ nghề chẻ tre đan sọt, rồi buôn đồng nát. Lúc đầu, cả nhà kiếm được vài chục nghìn mỗi ngày, sau mở rộng buôn bán mới dần thoát khỏi cái nghèo. Sách giáo khoa, sách nâng cao cho lũ trẻ trong nhà, anh chị cũng nhặt nhạnh từ đồ thu mua phế liệu.
18)La Thị Tám (1949), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (1969).
Chị La Thị Tám sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Có lẽ vì sinh ra và lớn lên trong tiếng bom rơi đạn nổ cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nên con người ở đây đã luôn tỏ rõ ý chí và nghị lực sắt đá.
Năm 1967, chị Tám vào bộ đội (thuộc đơn vị chủ lực Đại đội 2 - Giao thông vận tải) đóng tại Đồng Lộc. Theo miêu tả của nhiều người, chị là một người con gái bé nhỏ như... hạt mít, nhưng lại đảm nhiệm một công việc nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết.
Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ, những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào, để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được, cắm tiêu được một số lượng bom hết sức khủng khiếp: 1.205 quả. Hiện lên giữa bom đạn mù trời là một người con gái dũng cảm, kiên trung, cái sống và cái chết thật mong manh mà miệng vẫn luôn nở nụ cười. Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái kiên trung ấy...Sau chiến tranh chị về quê hương, lập gia đình rồi chuyển về làm việc ở Đảng uỷ cơ quan dân chính Đảng cấp tỉnh.Năm 1970, nhạc sĩ Doãn Nho đã viết ca khúc Người con gái sông La dựa trên lời thơ Phương Thúy, lấy từ hình ảnh La Thị Tám và 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.
II) Những nhà khoa học vượt khó thành công
1) Bác học Ê đi sơn được thầy giáo và bạn bè nhận xét là ngớ ngẩn và có đầu óc không bình thường. Ông thường bị bạn bè trêu chọc. Edison thời đó nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Thường xuyên đi học muộn vì sức khỏe của Edison không bình thường. Ông được sinh ra thiếu tháng nên rất hay bị ốm. Thấy đầu óc của Edison luôn mơ mơ màng màng, lại có những câu hỏi khác xa với thực tế nên thầy giáo của Edison cho rằng, ông có vấn đề về thần kinh. Nhưng thực tế thì trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi, Edison đã không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và ông đã mang chuyện này về kể với mẹ. Sau khi rõ ngọn ngành, bà Nancy vô cùng tức giận, dẫnEdison đến trước mặt thầy giáo và tuyên bố: “Ông bảo con tôi điên khùng sao? Tại sao một người thầy giáo lại có thể nói với học trò của mình như vậy? Tôi thấy trí óc của nó còn hơn cả ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và tự dạy cho nó những điều hay lẽ phải để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Từ đấy đã kết thúc ba tháng đi học tại trường của Edison. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất vui mừng khi đảm nhận việc dạy con mình. Bà khuyến khích và dạy Edison đọc rồi làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại: "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng”. Ở độ tuổi 12, Edison bắt đầu mất khả năng thính giác. Chuyện đồn rằng ông đã bị một nhân viên bán vé tàu bạt tai vì làm cháy một toa tàu trong khi thực hiện thí nghiệm. Trong khi đó, Edison nói rằng ông bị thương khi nhân viên nhà ga xách tai ông. Một số khác lại nói ông bị điếc là do một trận sốt phát ban khi còn nhỏ. Tuy nhiên, lời giải thích hợp lý nhất có lẽ là do gen di truyền, vì cha và một trong các người anh của Edison cũng bị mất khả năng thính giác. Cho đến nay, tất cả nguyên nhân vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng có một điều chắc chắn là Edison lại cho rằng việc bị điếc hóa ra lại là điều hay. Ông nói, bị điếc khiến ông dễ tập trung vào các thí nghiệm hơn, không bị phân tán tư tưởng bởi những tiếng ồn xung quanh. Cuộc đời của Edison là một chuỗi những ngày làm việc không ngơi nghỉ. Năm 67 tuổi ông nói: "Mặc dù tôi đã 67 tuổi rồi, nhưng chưa thể là quá già". Bảy năm sau, ông nói: "Bây giờ sức khỏe của tôi vẫn còn tốt, vậy cần phải tiếp tục phấn đấu làm việc". Đến năm 77 tuổi, ông tuyên bố: "Triết học nhân sinh của tôi là làm việc. Tôi cần phải vén bức màn bí mật của thiên nhiên, để từ đó mưu cầu hạnh phúc cho loài người". Khi đã 84 tuổi, mọi người khuyên ông nghỉ hưu, ông thẳng thắn: "Chừng nào tử thần tới thì chừng đó mới là ngày nghỉ hưu của tôi". Bị ảnh hưởng bởi một chế độ ăn giàu chất béo vào hồi đó, trong những năm cuối đời ông không ăn gì ngoài cứ ba giờ uống một lít sữa. Ông tin rằng chế độ ăn như vậy sẽ giúp ông hồi phục sức khỏe. Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình, Edison đã lãnh trước sau 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Trí nhớ siêu việt và đầu óc sáng tạo không biết mệt mỏi đã làm cho tên tuổi ông trở thành chiếc chìa khóa tuyệt vời mở ra thế kỉ 20 cho nhân loại. Vì những phát minh kì diệu của ông, một tờ báo ở Mỹ hồi đó đã gọi Edison là “thầy phù thủy ở Menlo Park” (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông). Đến ngày 18/10/1931, nhà khoa học vĩ đại đã đi hết quãng đường của sinh mệnh, xuôi tay từ giã cõi đời. Để tưởng nhớ "vị lãnh tụ mở ra thời đại điện khí", trước khi an táng ông, người ta đã tắt điện trong một phút khiến cả nước Mỹ chìm trong bóng tối.
2) Isaac Newton người đặt nền móng cho: cơ học, quang học, vật lý cổ điểnMột nhà bác học đại tài của nhân loại, người khai sinh học thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Ông cùng với Einstein chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.Newton sinh vào năm 1642 (năm nhà bác học Gallile qua đời) trong tình trạng thiếu tháng, tên của ông được đặt giống hoàn toàn theo tên cha – người đã mất cách đó 3 tháng. Khi mới sinh, Isaac là một cậu bé ốm yếu, bé nhỏ đến nỗi có thể đặt vừa vào trong chiếc bình 1,5 lít.Sinh ra trong một gia đình nông dân, mẹ đã khuyên cậu bé bỏ học làm nghề nông, trông nom trang trại gia đình. Tuy nhiên, vì quá dở trong công việc tay chân này, năm 1661, Newton đã được gia đình cho tiếp tục đi học tại khoa Luật của trường Cambridge với diện học bổng và phải phục dịch các học sinh đóng học phí. ewton là người sùng bái Kinh thánh còn hơn cả nghiên cứu khoa học. Ông đã tiên tri đúng một sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel. Đồng thời ông cũng tính ra ngày hành hình chúa Jesu chính xác là ngày 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên. Issac cũng đưa ra dự đoán ngày Tận thế của nhân loại là năm 2060.Thời còn trẻ Issac Newton có rất nhiều nghiên cứu, sáng chế, tuy nhiên ông thích giấu những phát minh đó và không hề công bố. Tuy nhiên khi xảy ra tranh cãi về công trình nghiên cứu số vi phân, tích phân (một cuộc tranh cãi rùm beng nhất trong lịch sử toán học thế giới) thì cái tên Newton liên tục xuất hiện trên diễn đàn khoa học thế giới như là một hiện tượng của nhân loại.
3) Napoleon nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giớiNapoleon là vị đệ nhất Tổng tài của nước Pháp, hoàng đế của Pháp và là vua của Italia, tuy nhiên việc nói tiếng Pháp của ông lại rất khó khăn. Tại sao?Napoleon Bonabarte sinh vào năm 1769 trên một hòn đảo Corsica được người Pháp mua lại của Italia trước đó một năm. Cho nên ông nói tiếng Ý rất tốt, còn tiếng Pháp thì rất tệ và ông phải luyện tập mỗi ngày.Ở trường học, cậu bé thuận tay trái này luôn bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp chậm và không được chuẩn như bạn bè. Tuy nhiên Napoleon tỏ ra học rất giỏi các môn: Toán và Lịch sử.10 tuổi, được mẹ cho đi học ở một trường Quân sự, ông dùng tiền học bổng tiêu vặt để gửi về giúp gia đình. Đặc biệt hầu như Napoleon không bao giờ ngủ, thời gian rảnh ông đều giành để đọc sách, tạp chí.Với tài năng nổi trội, Napoleon đã được giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Năm 16 tuổi ông được mang hàm Đại úy, điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại.Napoleon đã xây dựng một đế chế rộng lớn khắp châu Âu, cái tên của ông bao phủ cả thời đại bấy giờ, và ông thực sự là một kỳ nhân vĩ đại của thế giới.
4) Einstein là một đứa trẻ chậm biết nói và bố mẹ đã phải đưa cậu bé đi khám. Mỗi câu, từ trước khi nói ra Albert đều tự lẩm nhẩm vài lần trong miệng đến nỗi người hầu đã gọi ông là “Thằng đần”. Thông thường cậu bé Einstein hay suy nghĩ bằng hình ảnh hơn lời nói. Einstein đã tự tưởng tượng ra các hành động, hiện tượng và đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời cho những điều nghi vấn đó.Một cậu học trò ngỗ ngược, Einstein luôn luôn đặt những câu hỏi kỳ quái và cố tìm câu trả lời. Cậu rất hay cãi lời thầy giáo và có những phát ngôn ngớ ngẩn. Chính vì vậy mà vào năm cuối thời trung học (1895) Albert đã bị đuổi học.Sau đó Albert đã theo bố mẹ sang Milan học dự bị, khi thi vào trường dự bị ở Zurich (Thụy Sỹ) cậu đã bị đánh trượt vì điểm kém và chưa có bằng trung học. Năm 1896, Einstein phải tiếp tục học trung học tại trường Aarau trong hoàn cảnh: không tiền, không gia đình, không bạn bè, không quốc tịch (từ bỏ quốc tịch Đức).Đến năm 1905, Einstein đã đăng bài nghiên cứu về nền tảng cơ bản lý thuyết tương đối đầu tiên trên Biên niên vật lý. Từ đây, tên tuổi của Albert Einstein mới bắt đầu được biết đến trong giới khoa học với sự ngỡ ngàng của những người từng quen biết ông.
5) Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông mồ côi cha từ khi mới bảy tuổi, việc ăn học của ông do mẹ và chị gái tần tảo nôi dưỡng, chăm lo. Năm 1933, ông thi đỗ thủ khoa hai bằng tài là Tú tài Việt và Tú tài Tây. Vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ học tiếp.Năm 1935, ông sang Pháp du học và tốt nghiệp kỹ sư, cử nhân toán tại các trường Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Năm 1946, theo tiếng gọi của cách mạng và lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ tiền tài, danh vọng trở về nước, lên chiến khu Việt Bắc, nhịp bước cùng những đoàn quân chiến đấu để nghiên cứu, chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. Ông đã được Bác Hồ đặt tên Trần Đại Nghĩa. Từ đó, tên tuổi của Trần Đại Nghĩa đã trở thành dấu son trong lịch sử ngành chế tạo vũ khí Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công vang dội của quân đội Việt Nam với những vũ khí như súng badôca, SKZ, bom bay; cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa Sam II (do Liên Xô sản xuất) tiêu diệt siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ… Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996 và trở thành Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1966.
6) - Ando Tada là một kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật dù ông chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Ông đã từng kiếm sống bằng nghề tài xế, làm một võ sĩ quyền Anh, và là một thợ mộc trước khi tự học để trở thành một kiến trúc sư. Ông đã từng một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi về nghệ thuật kiến trúc bằng cách đến thăm những công trình nổi bật trên thế giới. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao. Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.
7) lise meiter
Lise Meitner sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái ở Vienna, nước Áo, là con gái của một luật sư. Được bố mẹ tạo điều kiện tốt để học tập từ nhỏ và sự thông minh, cầu tiến, Meitner không gặp khó khăn nhiều khi vào đại học. Meitner sớm nhận được bằng tiến sĩ vật lý vào năm 28 tuổi và được mời làm việc tại Viện Lý thuyết Vật lý ở Vienna. Tuy nhiên, Meitner từ chối và sang Berlin để tiếp tục nghiên cứu. Tại đây, Meitner may mắn là người phụ nữ đầu tiên được nhà khoa học Max Planck đồng ý cho dự thuyết giảng. Không lâu sau, Meitner trở thành trợ lý của Planck và cộng tác với nhà hóa học Otto Hahn.Trong khoảng 30 năm cộng tác với nhà hóa học Otto Hahn, họ đã cùng nhau khám phá ra ít nhất 9 nguyên tố có tính phóng xạ khác nhau và được đánh giá cao.Năm 1917, Meitner được trao huân chương Leibniz của Viện Hàn lâm khoa học Berlin nhờ phát hiện ra đồng vị của protactinium. Ba năm sau đó, phòng nghiên cứu của Meitner trở nên nổi tiếng với nghiên cứu phân rã beta. Năm 1926, bà trở thành nữ giáo sư Vật lý đầu tiên tại ĐH Berlin.Sau đó, Meitner tiếp tục nghiên cứu phát triển hiện tượng khoa học phân hạch với Otto Hahn. Tuy nhiên, nhân lúc không có Meitner ở Đức, Hahn đã công bố khám phá này với giới khoa học và một mình nhận giải thưởng Nobel danh giá.
8)Stephen Hawking
Ông là người đi đầu trong việc thống nhất thuyết lượng tử của vũ trụ học và vật chất cơ sở, giúp thắp sáng ngọn lửa phục hưng của lý thuyết vụ nổ vũ trụ ( big bang). Stephen Hawking là người nghiên cứu ra định lý về điểm lạ, bức xạ Hawking, giả thuyết vô biên giới và rất nhiều công trình khoa học có giá trị khác. Ông được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ 21 và của mọi thời đại. Với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp nghiên cứu khao học của mình, đương nhiên Stephen Hawking rất nổi tiếng, một phần sự nổi tiếng ấy là do sự bất hạnh. Năm 1959, khi Stephen 17 tuổi, ông đạt được học bổng tại đại học Oxford, 2 năm sau là Cambridge, đến năm 1963, ông được chuẩn đoán xơ cứng bên tuỷ sống do teo cơ, liên quan đến sự thoái hoá bất khả nghịch của tuỷ sống, tuỷ xương và tiểu não, dẫn đến teo toàn thân, mất khả năng ngôn ngữ. Tuy không thể di chuyển hay giao tiếp nhưng ông đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại
9)Marie Curie
Marie Curie là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học.
Trong những năm tháng sống ở Paris, bà cùng chồng là Piere Curie đã say mê nghiên cứu, làm việc ngày đêm trong căn nhà nhỏ dột nát, thiếu cả về nhân lực và vật lực, cuối cùng họ đã tìm ra hai nguyên tố phóng xạ radium và polonium - có vai trò quan trọng trong y học. Ngay cả sau khi người chồng - người cộng sự của mình qua đời, bà vẫn tiếp tục cống hiến phần đời còn lại của mình cho khoa học. Bà mất vì bệnh ung thư do tiếp xúc nhiều với phóng xạ.
10) Nikola Tesla
Nikola Tesla (1856) là nhà khoa học phát minh ra dòng điện xoay chiều.
Năm 1884, ông lên đường sang New York và xin vào làm việc cho Edison.
Tuy nhiên, "ông vua bóng đèn" của nước Mĩ lại coi Tesla như một "nhà khoa học viển vông" và từ chối áp dụng những lý thuyết về dòng điện xoay chiều. Không những thế, ông cũng bị loại ra khỏi giới khoa học đương thời và trở nên nghèo khó.
Không chấp nhận thất bại, Tesla vẫn kiên trì giữ vững quan điểm của mình và chứng minh tính ưu việt của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều của Edison. Thực tế đã chứng minh, dòng điện xoay chiều là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người.
11)Charles Darwin
Charles Darwin là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
Được kì vọng sẽ trở thành một mục sư, Darwin trở thành nỗi thất vọng của gia đình khi quyết định đi theo khoa học. Để có thể phát hiện và chứng minh ra thuyết tiến hoá, ông đã phải làm việc rất vất vả. Do làm việc quá sức, ông bị đau dạ dày, đau đầu và triệu chứng bệnh tim. Cho đến hết đời, ông liên tục bị hành hạ bởi đau dạ dày, ói, phỏng nặng, tim đập bất thường, run và các bệnh khác.
Darwin đã hi sinh sức khoẻ và cuộc đời của mình cho sự tiến bộ của loài người.
12)Galileo Galilei
Galileo Galilei là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại","cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại."
Sự bênh vực của Galileo dành cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.
Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."
13) Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.
14) Sir Humprey Davy hay ngài Humprey Davy, nhà hóa học, phát minh lỗi lạc người Anh, đam mê nghiên cứu khoa học khi còn rất trẻ và do thông minh, thích khám phá nên bị đuổi việc nhiều lần vì tạo ra nhiều vụ nổ nguy hiểm. Khi đã trở thành nhà nghiên cứu lỗi lạc trong lĩnh vực hóa học, Davy thường duy trì thói quen nếm, hít các loại hóa chất và cũng từ thói quen bất lợi này ông đã khám phá ra các thành phần chính xác của nitrous oxide. Humprey Davy đã nhiều lần suýt mất mạng và nguy hiểm nhất là vụ nổ nitrogen trichloride làm ông bị thương vào mắt, hậu quả, hai thập kỷ cuối đời mắt ông ngày càng suy giảm, buộc Davy phải từ bỏ nhiều nghiên cứu quan trọng mà ông đang làm dở dang.
15) G. F. Bernhard Riemann, sinh ra trong một gia đình nghèo vào năm 1826, và được nuôi dưỡng trở thành một trong những nhà toán học nổi tiếng thế giới của thế kỷ 19. Tên của ông nằm trong danh sách những người có những đóng góp to lớn cho Hình học, phải kể đến là Hình học Riemann, mặt Riemann và tích phân Riemann. Nhưng có lẽ điều làm cho ông trở nên nổi tiếng nhất (hoặc là “tai tiếng”) đó là Giả thuyết Riemann - nói về vấn đề phân bố của các số nguyên tố - làm đau đầu nhân loại suốt hơn 150 năm qua. Ông đã giới thiệu hàm số Riemann zeta và áp dụng để hiểu được sự phân bố của số nguyên tố.
16) Men đen sinh ra trong một gia đình nghèo ở Silesic. Sau khi học hết trung học, ông phải nghỉ học và trở thành linh mục. Thấy được sự ham học hỏi của Men-đen, tu viện đã cho ông đi học ở nước ngoài. Men-đen tiến hành thí nghiệm cây đậu Hà Lan và phát hiện ra định luật di truyền.
17) Blaise Pascal – Thần đồng toán học
Mất mẹ từ sớm, cuộc đời của Pascal là sự gắn bó với người cha thân yêu. Cuộc đời của cha con ông luôn gặp phải những khó khăn, trắc trở. Pascal sớm có niềm say mê toán học nhưng lại không được cha nhận ra, ông bị cha bắt buộc phải học tiếng La Tinh và Hy Lạp. Muốn cho con mình chuyên tâm học hành hai thứ ngôn ngữ khó này, cha ông đã cất tất cả những sách về khoa học và toán học chỉ thỉnh thoảng đem ra đọc cho con nghe. Nhưng Pascal không hài lòng và cam chịu đi vào con đường đời do cha mình sắp đặt sẵn, ông không ngừng học tập, nghiên cứu những gì mình đam mê. Và một hôm, cha ông bước vào phòng, bắt gặp cậu bé đang loay hoay dùng phấn viết lên sàn nhà để chứng minh một định luật toán học của Euclid. Người cha ấy đã òa lên khóc vì vui sướng. Xưa nay ông chưa từng dạy con học toán mà đây lại là những bài tập khó đối với cả người lớn, vậy mà ở tuổi 12 Pascal lại có thể thực hiện được. Cùng với sự ủng hộ của cha và niềm đam mê học hành, ông đã kiên trì vượt khó để thành tài, đem đến cho nhân loại nhiều công trình khoa học có ý nghĩa.
18) Nicolaus Copernicus là một nhà toán học,nhà thiên văn học,luật gia, nhà tâm lý học, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế và người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính. Thuyết nhật tâm của oomg được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Cha ông qua đời từ khi ông 10 tuổi, mẹ mất trước đó. Ông sống cùng cậu và bỏ cả cuộc đời để nghiên cứu khoa học.
19) Alan Mathison Turing là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo. Các nghiên cứu nổi tiếng của ông có bài toán dừng, Máy Turing, Phân tích mật mã của Enigma, máy tính toán tự động, giải thưởng Turing, phép thử Turing, mẫu Turing.
20) Frederick Douglass
Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều
Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
21) Louis Pasteur
Pat-xtơ không thích tranh luận, ông luôn mải mê làm việc. Cuộc đời ông là những năm làm việc cần cù và đấu tranh đầy gian khổ đối với những kẻ đối địch và với bản thân mình.
Chính trong phòng thí nghiệm đã nảy nở những phương hướng mới trong tài năng của Pat-xtơ, ông là một người làm thí nghiệm cẩn thận và một nhà phát minh xuất sắc. Bình Pat-xtơ do ông phát minh ra là một bình cầu có cổ nhỏ và cong. Hơn 100 năm trước, người ta giữ rượu nho mới cất vào trong bình, đến nay rượu vẫn không bị chua chính nhờ hình thù kỳ lạ của bình đã tránh cho rượu nho khỏi bị lên men. Pat-xtơ là một nhà hoá học, nhà sinh vật học, bác sĩ và lại còn đảm trách nhiệm vụ của một kỹ sư.
Pat-xtơ được cả thế giới biết đến vì những công trình chống bệnh dại của ông. Ông là người đầu tiên đề xướng tiêm chủng phòng dại. Ngoài việc nghiên cứu quá trình lên men và giải quyết cuộc tranh luận hàng thế kỷ về vấn đề “tự sinh sản”, Pat-xtơ đã nghiên cứu ra các nguyên nhân làm biến chất rượu nho và bia, các loại bệnh của con tằm, sự nhiễm trùng và áp dụng thuốc chủng. Pat-xtơ không chỉ liên hệ giữa khoa học và đời sống mà còn đồng cam cộng khổ với nhân dân. Bằng những kiến thức khoa học, ông đã cứu những nông dân làm rượu nho và chăn tằm khỏi bị phá sản.
Pat-xtơ là một ông già râu tóc bạc phơ có đôi mắt hiền hậu, ông đã sống được đến ngày vinh quang nhất của cuộc đời mình. Hiện nay trong nhà ông còn giữ được hơn 25 ngàn thư từ và tài liệu. Đó là những lời cảm ơn của tất cả mọi người trên thế giới đối với nhà bác học Pháp vĩ đại. Ngày 29 tháng 12 năm 1983, Pat-xtơ trở thành Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Trong số những bức thư chúc mừng từ nước Nga gửi tới thấy có bức thư của nhà bác học Nga Xtô-lê-tôp.
Viện Pat-xtơ là trung tâm nghiên cứu sinh vật và vi sinh lớn nhất nước Pháp. Từ phòng thí nghiệm thô sơ của Pat-xtơ, người sáng lập ra Viện, ngày nay, Viện đã có cơ ngơi là hàng loạt những ngôi nhà thí nghiệm hiện đại.
Những hạt giống do Pat-xtơ gieo trồng nay đã mọc lên khắp nước Pháp. Tên tuổi Pat-xtơ cả thế giới đều biết. Chúng ta không thể nào quên được những lời trứ danh này của Viện sĩ hàn lâm Ti-mi-ri-a-dep nói về Pat-xtơ: “Những thế hệ mai sau sẽ tiếp tục sự nghiệp của Pat-xtơ. Cho dù họ có đi xa đến đâu chăng nữa thì vẫn là đi theo con đường do Pat-xtơ chỉ ra, đó là điều mà ngay cả những thiên tài trong khoa học cũng không thể nào làm khác được”.
22) Pythagore (Patigo) sinh vào khoảng 580-500 Tr. C.N. người Hy Lạp, quê ở đảo Sa.rnos, một trung tâm thương mại và văn hóa thời bấy giờ. Tương truyền rằng thời trai trẻ ông đi du lịch nhiêu nơi ờ ấn Độ, Ai Cập, Babylone để học tập nền ván hóa cổ ờ các nước.Tuổi ngoài 50, ông mới trở về châu Au định cư ở một hệ cảng và là trung tâm văn hóa ở tận cùng miên Nam bán đảo ngựa. Tại đây, ông mở trường dạy Triết học, Thần học, Đạo đức học, toán học trong vòng 30 năm. Vào cuối đời, trong một đêm biếnđộng chính trị và xã hội của phong tràoquần chúng, trường bị .đốt cháy, cụ già Pythagore ngợm 80 tuổi bị chết trong đám lửa. Sau đó, các học trò của ông tản mạn sang Hy Lạp mở các trường dạy chủ yếu vê số học, hình học tạo nên trường phái Pythagore.
Về Đầu Trang Go down
 

Tổng hợp dẫn chứng NLXH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tổng hợp dẫn chứng NLXH ( phần 3)
» Tổng hợp dẫn chứng NLXH ( phần 2)
» Dẫn chứng văn NLXH
» Dẫn chứng NLXH
» Dẫn chứng NLXH-HỌ VÀ TÊN:VŨ VĂN VIỄN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-