GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Dùng chữ như vậy là ... vô lễ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Bạch Vân
Admin
Admin
Bạch Vân

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 44
Join date : 14/12/2012
Age : 26
Đến từ : Văn yêu thương

Dùng chữ như vậy là ... vô lễ Empty
Bài gửiTiêu đề: Dùng chữ như vậy là ... vô lễ   Dùng chữ như vậy là ... vô lễ I_icon_minitime1/15/2013, 6:44 pm

Sinh thời, trong một số lần đi nói chuyện thơ, Xuân Diệu từng thổ lộ với thính giả rằng, ông rất tâm đắc với hai câu của Nguyễn Trãi: Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh




<blockquote itemprop="articleBody">
Theo ông, hai câu thơ gợi lên trong hình dung của nhà thi sĩ hậu
sinh: "Nhà nghèo ngặt, đêm khuya ngọn đèn chong suốt sáng, Ức Trai tiên
sinh ưu quốc ái dân không thể nhắm mắt được, râu tóc của cụ màu bạc phơ
dọi ánh đèn xanh". Từ những suy nghĩ ấy, trong một cuộc bình thơ, để
hai câu thơ trên "mềm mại" hơn khi đi vào công chúng, Xuân Diệu đã mạo
muội sửa một chữ của cụ Nguyễn Trãi thành ra là:
Tuổi già, tóc bạc, cái râu bạc.
Ít
hôm sau ngồi ngẫm lại, Xuân Diệu chợt giật mình. Ông tưởng như vừa nằm
mộng gặp Nguyễn Trãi, và nghe Nguyễn Trãi chất vấn: "Này đồng chí Xuân
Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo là
tôi già? Tôi nhiều tuổi thì tuổi tôi nó chất lên, nó cao, chứ tuổi tôi
không già”.
Xuân Diệu suy nghĩ thêm, càng thấy câu thơ để nguyên
như cũ, thật hay. Chứ chữa cho "êm tai" theo cách của ông là có phần "vô
lễ" với tiền nhân. Điều này không chỉ cho thấy sự mẫn cảm về ngôn ngữ
của Xuân Diệu, mà còn cho thấy một thái độ thành kính, nghiêm cẩn của
ông đối với các bậc cao tuổi.
Lại nhớ, trong cuộc thi thơ năm
1972-1973 của tuần báo Văn nghệ, Xuân Diệu từng có lời phê nặng nề bài
thơ viết về bà của một cây bút trẻ. Xuân Diệu nhận định: "Tác giả bài Bà
vì quá vô ý mà phạm phải nhiều lần vô lễ (ở trong thơ) đối với bà".
Khi cây bút trẻ nọ viết:
Đất màu nâu, da bà cũng màu nâu
Xuân
Diệu phê: "Bà nội, bà ngoại đâu có phải một chiếc ấm đất mà nói cộc lốc
như vậy. Anh lại càng vô lễ khi nói với bà rằng: mặt của bà nếp nhăn
nhiều như mặt lúa khô queo".
Đến câu:
Giờ cây lúa đổi mùa thay hạt
Bà ơi, bà có trẻ thêm
Xuân
Diệu bực bõ nhận xét: "Nếu cháu có hiếu thì cháu cứ khẳng định: cây lúa
đổi mùa thay hạt, bà của cháu như cũng trẻ thêm ra. Chứ theo tôi nghĩ,
hỏi như tác giả hỏi, là xấc láo với bà".
Câu "Ủ cho cháu là rừng
cây đằm thắm/ Phải tay bà quàng đến sau lưng", Xuân Diệu than thở: "Chao
ôi, tại người viết quá ư vô ý tứ chứ không phải tại tôi muốn sinh
chuyện. Đáng lẽ có thể nói "ấm áp như tấm lòng của bà vẫn theo cháu mà
ấp ủ", chứ cháu trai đã 19, 20 tuổi, có thể nói "bà mừng rỡ quá ôm chầm
lấy cháu", chứ sao lại viết tỉ mỉ "Bà quàng cánh tay qua sau lưng".
Mới
thấy, sự nghiêm khắc của Xuân Diệu trong việc chọn câu, lựa chữ thực ra
là xuất phát từ thái độ ứng xử đối với con người trong đời sống
</blockquote>Nguồn: baomoi.com
Về Đầu Trang Go down
https://yeuvan.forumvi.com
 

Dùng chữ như vậy là ... vô lễ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bài NLXH - Bùi Thị Dung
» Hướng dẫn sử dụng - Giải đáp thắc mắc
» Hướng dẫn sử dụng giao diện mới
» Chân dung người nổi tiếng
» Hoàng Thị Dung. Dẫn chứng nghị luận xã hội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Lời bình văn học-