GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Chiều của Hồ Dzếnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Nguyễn Thị Thu Phương CBN



Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 23
Join date : 29/12/2012
Age : 26
Đến từ : 10van

Chiều của Hồ Dzếnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiều của Hồ Dzếnh   Chiều của Hồ Dzếnh I_icon_minitime10/18/2013, 5:48 pm


Chiều
~ Hồ Dzếnh ~
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
- Sinh năm 1916, mất năm 1991
- Tên thật là Hà Triệu Anh hay còn gọi là Hà Anh và ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh.
- Quê: làng Đông Bích, huyện quảng Xương, tình Thanh Hóa
- Gia đình:
+ Cha là Hà Kiến Huân: là một thi sĩ người gốc Quảng Đông đem lòng yêu người con gái lái đò sông Ghép
+ Mẹ là Đặng Thị Văn
 Thơ ông phảng phất chút hương vị cổ Trung Hoa nhưng ông cũng rất gắn bó và nặng lòng với quê hương Việt Nam
- Cuộc đời: làm nghề dạy học ở trường tư, làm thơ viết báo từ năm 1931 tại Hà Nội, ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam ngay từ những buổi đầu mới thành lập
- Ông đước truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học-nghệ thuật năm 2007
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Thơ: Quê ngoại(1945), Hoa xuân đất Việt 1946….
+ Tiểu thuyết: Một chuyện tình
2.Tác phẩm
- Được sán tác năm:
- Nôi dung:bài thơ ghi lại khoảnh khắc dừng chân của người con xa xứ đang trở về thăm quê.
II.Đọc- hiểu chi tiết
1.Năm câu đầu:Mở ra trước mắt người đọc không gian chiều buồn, gợi nỗi nhớ xa xứ.
“Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió đưa tình ngây ngây.”
- Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ:
+ “Trên đường về nhớ đầy?”→ Câu thơ khuyết chủ thể: Ai nhớ ? Nhớ ai ? Thi sĩ, con đường hay bóng chiều => Nỗi nhớ mơ hồ, khó xác định→ nỗi nhớ như của chung tất cả.
+Không gian: “chiều”: không gian cổ thường xuất hiện trong thơ ca cổ, là khoảng thời gian con người ta suy tư, hồi tưởng về quá khứ.
“Chiều chậm đưa chân ngày”
∙ Chiều là khoảng giao thoa giữa ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối, dương và âm, động và tĩnh. Chiều là thời khắc đậm ý vị triết học, dễ đánh thức trong tâm hồn con người phương Đông những nỗi u hoài. Nhưng chiều của Hồ Dzếnh không chỉ có u hoài, ngay trong mênh mang màu nhớ, tất cả còn như bừng tỉnh lần cuối để xôn xao cảm giác li biệt. Chiều mang gam độ, sắc độ rất Hồ Dzếnh. Ba chữ “ch” trong câu kết hợp với ý thơ góp phần tạo nên sự chập chờn của giây phút giao cả giữa ánh sáng và bóng tối. Những từ ngữ như thoáng ngập ngừng giữa phong vị hoài cổ ám ảnh và phân vân hiện đại, ngập ngừng trong thời gian. “Đưa chân ngày” như là đưa tiễn một người bạn, một người con chuẩn bị rời xa mà như nghe thấy được cả nỗi buồn biệt ly trong không gian tĩnh mịch, u buồn. Trong không gian ấy dù chỉ là một hành động nhỏ cũng sẽ gây ra sự chú ý. Hồ Dzếnh nếu không phải là một hồn thơ lãng mạn thì sẽ không thể có cái nhìn mẫn cảm, đa tình đến thế.
=> Không gian mênh mang khiến nỗi nhớ càng trở nên không rõ ràng, mơ hồ.
- Nỗi buồn của tác giả:
+ Thi liệu: đậm chất cổ điển:con đường, bóng chiều,chim rừng, lữ khách… nhưng đi vào từng đối tượng cụ thể ta lại bắt gặp những sinh thể mới→ phong cách thơ của tác giả: phảng phất hương vị cổ điển.
∙ Tiếng buồn: cảm nhận bằng thính giác→ hòa vào không gian→ không gian yên lặng, hư tĩnh.
→ nỗi buồn cũng vang đậm thanh âm.Ngập ngừng giữa tâm tư không muốn nói mà vang động ra ngoài vũ trụ. Vũ trụ như được đẩy rộng ra, tương thông với nhiều cõi xa xăm.
∙ Có rừng nhưng rừng âm u, có mây nhưng mây phiêu lãng, “vân cẩu phù du”, có chim nhưng không phải là “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”.→ Cảnh chiều vẫn vắng lặng tựa ngàn xưa, tĩnh mà lại rất động
=> Chim không bay là tĩnh, gió say là tĩnh, nhưng khi chim biết quên, gió biết ngây ngây, ngơ ngác trước tiếng chiều buồn thì tĩnh đã chỉ là cái vỏ bên ngoài Hoài Thanh từng viết “Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà canh phân vân có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới”.Ta cũng có thể nói như vậy về cánh chim, làn gió trong thơ Hồ Dzếnh.
+ Hình ảnh: “Chim rừng quên cất cánh”→ cánh chim rừng “quên” không bay đi tìm về tổ ấm hay không biết phải bay về phương nào giữa bầu trời bao la.→ sự lạc lõng, bơ vơ trong lòng của tác giả, của người lữ khách.
+ Hình ảnh: “Gió say tình ngây ngây”→ Con gió xinh “ngây ngây”, “say” vì tình buồn hay vì cảnh não lòng.
=> thấy nỗi buồn da diết không chỉ là tâm trạng của người lữ khách mà đó còn là những cung bậc tâm trạng của thiên nhiên cảnh vật núi rừng hoang vu. Như Nguyễn Du đã viết trong “Truyện Kiều”:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
2. Hai câu thơ tiếp theo:
“Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?”
- Câu hỏi tu từ: “Chất trong hồn chiều nay?”→ sự hồ nghi về nỗi sầu vạn cổ.
- Hỏi ai? Một câu hỏi khuyết chủ thể không có lời đáp → phải chăng đây là lời tự an ủi rằng đó là nỗi sầu từ ngàn xưa quấn vào lòng ta, chỉ một mình hồn ta gánh gánh lấy cả kỉ sầu.
=> nỗi buồn của người đang là của mình.→Nỗi sầu muộn nhớ nhà, nhớ quê hương trong buổi chiều trước không gian hoang xơ như đã đi sâu vào nhiều áng thơ văn trước đó. Và bây giờ nhà thơ đang tự mình trải nghiệm, tự mình cảm nhận.
3.Bốn câu thơ tiếp theo :
“ Ta là người lữ khách
Màu chiều khói làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng...
Ngỡ hồn mình là mây...”
- Nhân vật trữ tình : Người lữ khách
- Biện pháp so sánh : lòng mình- rừng, hồn mình- mây. Mây, rừng đều là những sự vật phiêu dạt, mong manh→ lan tỏa rộng hơn cái cảm giác mơ hồ.→Thi sĩ tưởng như sau bao câu hỏi đã tìm được lời giải đáp nhưng khói sương huyền ảo đẩy vào một cõi mênh mông, vô tận.

- Hai câu thơ
“Ngỡ lòng mình là rừng...
Ngỡ lòng mình là mây... ”
→ Hai câu thơ nghiêng về thanh bằng kết hợp dấu ba chấm cuối mỗi câu và nghệ thuật láy gợi cái gì phiêu tán, lan tỏa.
4. Hai câu kết :
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây.
- Hai câu nhưng buông ra giữa không gian, mãi mãi chơi vơi, chống chếnh. Từ nỗi nhớ xa xăm không nguyên cớ đến nỗi sầu vạn cổ, nỗi buồn lữ thữ và trở lại là nỗi nhớ nhà. Từ mơ hồ đến cụ thể. Giường như có sự tương đồng giữa hai câu thơ của Thôi Hiệu:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
- “ Khói huyền”: gợi nhớ một vùng hư ảo. Người xưa nhớ về khói sóng là nhớ đến cõi tiên→ nhà thơ nhớ về vùng hư ảo, nhớ về một cõi xa xăm, vô thức.
=> Cái tôi cô đơn của Hồ Dếnh nói riêng của Thơ mới nói chung, đã bị đứt khỏi không gian truyền thống, da diết nỗi sầu xa xứ và thấm thía cảm giác lưu lạc, tha hương. Cái tôi sau hành trình tự tìm mình vẫn bơ vơ trong sự bủa vây của màu chiều và tình lữ thữ.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật:
- Bao trùm bài thơ là màu sắc cổ điển và hiện đại:
♦ Cổ điển thể hiện ở:
+ Nhan đề “Chiều” quen thuộc trong thơ xưa
+ Thi liệu đậm chất cổ điển: con đường, chim rừng, cảnh chiều,…
+ Âm điệu trầm buồn
♦ Hiện đại ở:
+ Cái “tôi” thời Thơ mới: cô đơn trước không gian bao la, rợn ngợp kết hợp với cái tôi bơ vơ, lạc lõng. Cái tôi ấy được bộc lộ trực tiếp:buồn, sầu, nhớ
+ Hình ảnh quen thuộc độc đáo
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ, điệp ngữ.
2. Nội dung:
“Chiều” là bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh của tâm trạng. Cảnh vật thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Bài thơ thể hiện tâm trạng, nỗi buồn, cô đơn của tác giả. Đông thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, xứ sở của người con xa xứ.

Về Đầu Trang Go down
 

Chiều của Hồ Dzếnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Cafe Văn học ♥ :: Góc chia sẻ-