GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

  "Bên kia sông Đuống" - hoài niệm và trăn trở

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ngachuyenbn
Admin
Admin


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 38
Join date : 18/12/2012

 "Bên kia sông Đuống" - hoài niệm và trăn trở Empty
Bài gửiTiêu đề: "Bên kia sông Đuống" - hoài niệm và trăn trở    "Bên kia sông Đuống" - hoài niệm và trăn trở I_icon_minitime1/26/2013, 3:58 pm

Với tôi, bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm có những dấu ấn khá đặc biệt. Từ cái thưở chưa đi học “ vỡ lòng”, bài tập đầu tiên mà mẹ và chị dạy tôi tập đọc, tập chép là bài Phước ơi của Tố Hữu và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Tôi đã biểu diễn việc đọc thơ cho bạn của bố mẹ, cho các anh các chị không biết bao lần với niềm tự hào sung sướng rất con trẻ. Một bài dài như sông Đuống với một giọng trẻ con trong veo. Cho đến tận bây giờ, khi đã hơn 20 năm trên bục giảng, dù cầm sách tôi vẫn đọc theo bản nhớ của thời xưa cũ.

Dấu ấn thứ hai về bài thơ lại là từ một cậu học trò lớp Lí. Đó là những năm bài thơ Bên kia sông Đuống được học trong chương trình đại trà. Kết thúc tiết giảng, cô giáo dặn học trò, sáng mai sẽ kiểm tra đọc thuộc lòng 10 câu thơ đầu. Cậu học trò bàn đầu xin được đọc ngay, đọc cả bài. Em lí luận, Bên kia sông Đuống là niềm tự hào Kinh Bắc, phải đọc, phải thuộc cả bài để mai này sang Hà Nội học đại học còn khoe với bạn bè. Nhưng cậu học trò ấy không đọc thuộc mà ngâm thơ. Giọng nứt vỡ của một cậu trai mới lớn ồm ồm khe khé, chẳng có phách, có nhạc, chẳng câu nào đúng nhịp, với tất cả sự cố gắng phi thường. Tiếng trống hết giờ, cô trò vỡ òa trong tiếng cười và giọt nước mắt. Có lẽ chưa bao giờ tôi lại khóc như thế, nước mắt chan hòa mà miệng thì cười thật tươi.

Bài thơ có những câu không bao giờ tôi đọc được trọn vẹn. Nhất là đoạn thơ viết về mẹ:

“Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm”

Ám ảnh hơn cả là những câu lục bát:

“ Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu laong chiều mùa đông”...
“ Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”
Lúc đó dường như có một bàn tay vô hình bóp nghẹt lấy tim, lạnh run cả người, cổ họng nghẹn lại. Thế mới biết “ Người làm thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc thơ mở thơ ra thấy tâm tình của chính mình”.

Thế rồi thay đổi chương trình, “Bên kia sông Đuống” chỉ còn là bài đọc thêm của ban Nâng cao. Rất may, tôi vẫn còn được giảng bài thơ mình yêu quý.

Nhưng bây giờ học trò của tôi không còn thích ngâm thơ như trước nữa. Các em không còn niềm đắm say với “ Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Các em tỉnh táo đọc- hiểu, tỉnh táo cảm nhận. Các em không thể hiểu tại sao cô lại say với nụ cười “ như mùa thu tỏa nắng” của cô hàng xén răng đen, tại sao lại phải day dứt với bốn chữ “ Bên kia sông Đuống” lặp đi lặp lại nhức nhối như vết dao cứa trong lòng người. Cái dáng “ nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”, tại sao lại khiến người chiến binh cả một đời trận mạc trở trăn đau đáu, phải tìm về bằng được với dòng sông Đuống để thấy nó nghiên, nghiêng thật, trong trái tim mình.

Một câu hỏi” Hãy tìm nét riêng, chất người Kinh Bắc qua Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm”. Học trò ngơ ngác. Những câu trả lời như đã được lập trình: Yêu- căm – chiến – lạc hay Anh hùng- bất khuất- trung hậu- đảm đang...Chương trình mới có truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Từ nhân vật bà Hiền, cô trò cố gắng tìm ra chất Hà Nội, cốt cách riêng của đất Kinh kì ngàn năm văn hiến, vốn có thể là một đề thi đại học. Nhưng còn khám phá vẻ đẹp, chất người Kinh Bắc, âu chỉ là chuyện chơi, công chẳng dụng, tâm chẳng dời. Nghịch lí sao khi ta không thể khám phá chính ta- dẫu biết rằng cuộc đời là thế, ta đâu có thể hiểu hết chính mình. Nhưng vẫn thật buồn bởi vì rất có thể chất Kinh Bắc, nay còn đâu.

Còn không cái thanh lịch tinh tế và duyên dáng vốn là nguồn cội của một vùng đất đã thấm rất sâu dòng chảy văn hóa nhất là văn hóa dân gian? Còn không nụ cười tỏa nắng khiến sáng mùa đông ấm lửa? Còn không cái huê tình lúng liếng, cái duyên riêng quan họ đằm thắm, nồng nàn...?

Còn đó, tất cả vẫn còn đó. Nhưng có lẽ nó đang ngủ say hay đang bị vòng quay kinh tế thị trường làm cho chóng mặt. Nhà càng to, phố càng rộng, bụi càng nhiều...để đến nỗi nụ cười cũng có màu kim khí. Vô cảm, đánh mất dần nguồn cội, bản sắc, ta sẽ chẳng còn là ta giữa dòng chảy cuộc đời.

Kết câu chuyện “ Một người Hà Nội” Nguyễn Khải cảm nhận nhân vật bà Hiền như “ một hạt bụi vàng của Hà Nội lấp lánh đâu đó hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”. Không biết gió mà Nguyễn Khải nói đến là gió gì. Nhưng xin được mượn ý Nguyễn Khải. Hãy mượn gió mà bay lên đi, ơi nụ cười Kinh Bắc. Hãy tỏa nắng vàng rực rỡ không phải trong thơ mà nắng ở trong đời. Có thể ngọn gió Kinh Bắc ấy chính là sự giật mình của chính ta, là sự quan tâm thấu đáo của những người có trọng trách về tầm quan trọng của văn hóa, văn hiến...Nhưng trước hết đó phải là ngọn gió tự chính lòng ta, từ những con người Kinh Bắc thực sự trở trăn, đau đáu với quê hương. Đừng để nụ cười Kinh Bắc mãi chỉ trong hoài niệm tiếc nuối.

Rồi sẽ có một ngày, học trò lại xin cô: cho em được ngâm bài thơ.

Bắc Ninh một ngày đầu thu- NPN- những buồn vui của nghề
Về Đầu Trang Go down
 

"Bên kia sông Đuống" - hoài niệm và trăn trở

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bên kia sông Đuống
» Kỉ niệm lớp tôi (mình làm hồi lớp 8 )
» Dẫn chứng NLXH - TRẦN THẢO MY
» [Giới thiệu sách] Cuọc đời không có đường cùng
» Sống chậm lại...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Cafe Văn học ♥ :: Góc chia sẻ :: Thông điệp yêu thương-