GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Những dẫn chứng trong NLXH - Đỗ Diệu Linh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Diệu Linh



Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Join date : 19/09/2013
Age : 27
Đến từ : Bắc Ninh

Những dẫn chứng trong NLXH - Đỗ Diệu Linh Empty
Bài gửiTiêu đề: Những dẫn chứng trong NLXH - Đỗ Diệu Linh   Những dẫn chứng trong NLXH - Đỗ Diệu Linh I_icon_minitime1/3/2014, 11:02 pm

A. Những tấm gương về ý chí, sự dũng cảm, hy sinh, vị tha, đồng cảm, chia sẻ.
I. Những tấm gương về ý chí, nghị lực

1. Nhà văn Helen Keller

Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.
Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ.

2. Patrick Henry Hughes

Patrick Henry Hughes sinh ngày 10/3/1988 tại Louisville, Kentucky (Mỹ). Từ khi chào đời, Hughes không có mắt, tay chân không thể duỗi thẳng khiến cậu không thể đi lại được như người bình thường.
Hughes được bố cho tiếp cận với piano từ lúc 9 tháng tuổi, sau đó là kèn. Truyền thông biết đến cậu bé khuyết tật này năm 2006 khi đang là sinh viên Đại học Louisville. Hôm đó, cậu chơi kèn khi ngồi trên xe do cha cậu đẩy. Tài năng của cậu từ ngày đó được nhiều người biết tới, được mời biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước.

3. Frederick Douglass

Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều.

Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

4. Nguyễn Thị Út

Bí danh Út Tịch, Anh hùng quân đội thời chống Mỹ, là người mẹ của sáu đứa con, vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, đánh giặc rất hăng hái, có nhiều mưu mẹo tài tình, khi có thai 8 tháng vẫn chỉ huy du kích hạ hai đồn giặc.

Chị sinh năm 1920, ở Cầu Kè, huyện Bến Cát tỉnh Trà Vinh. Ngay từ nhỏ, chị đi ở đợ cho địa chủ, khi lấy chồng, hai vợ chồng đều đi bộ đội cho tới ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Làm tải thương, trinh sát, chị cùng bộ đội tham gia nhiều trận đánh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Một lần phát hiện thấy một đại đội địch đi càn, chị chạy tắt đường về tiểu đội du kích bày kết hoạch đánh địch. Bố trí trận xong, chị chạy về cho con nhỏ bú và dắt con lớn xuống hầm ẩn nấp, rồi lại trở ra trận địa, chờ quân địch vào gần, chị nổ súng tiêu diệt gọn.

5. Phạm Thị Huệ

Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/ AIDS dám công khai thân phận. Quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là anh hùng Châu Á. Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thằng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. 2/ 2005 chị trở thành viên Liên Hợp Quốc.

II. Tấm gương về lòng dũng cảm.

1. Trần Hữu Hiệp

Trần Hữu Hiệp tốt nghiệp trường Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) năm 2008. Sau một thời gian làm việc tại Hà Nội, năm 2011, Hiệp được nhận vào làm tại Công ty sản xuất ống thép dầu khí Tiền Giang. Lần về quê gần đây nhất của Hiệp và vào dịp Tết vừa rồi, không ngờ, đây cũng là lần gặp gỡ cuối cùng của Hiệp với người thân.

Người thân trong gia đình Hiệp kể lại rằng, anh được tìm thấy lúc 17.20 ngày 4/8, khi gia đình đang làm thủ tục khâm liệm tại bệnh viện, thì có một phụ nữ trẻ đang mang thai được chồng đưa đến, khóc tiễn đưa Hiệp. Người phụ nữ này đã kể lại Hiệp đã cứu sống hai mẹ con chị khi kéo chị vào để bám thành ca nô khỏi bị sóng cuốn đi. Chị còn cho biết, ngoài việc cởi áo phao nhường cho một phụ nữ cùng trên chuyến đi gặp nạn, Hiệp cũng đã bơi, tìm cách dìu kéo 3 người khác đang bị chới với, đưa vào bám thành ca nô để đợi cứu hộ.

Hành động cao đẹp nhường cơ hội sống của mình cho người khác của người thanh niên dũng cảm Trần Hữu Hiệp đã khiến cho mọi người cảm động, khâm phục và hành động, là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay.

2. Nguyễn Đức Thuận- B8 D31, anh dũng trên trận tuyến nóng bỏng

Một trong những sự kiện được nhắc tới nhiều từ sau Tết Canh Dần trở lại đây là vụ vây bắt đối tượng ma túy nguy hiểm Vàng A Khua (sinh năm 1956) trú tại bản Hang Kia xã Hang Kia, Mai Châu, Hòa Bình ngày 05/02/2010. Và cũng từ chính vụ vây bắt này đã xuất hiện một tấm gương tiêu biểu, đó là đồng chí Nguyễn Đức Thuận, học viên lớp B8 D31 của Học viện CSND.

Từ xưa đến nay, Hang Kia được ví như một “lô cốt” ma túy vùng Tây bắc. Các đối tượng buôn bán ma túy ra sức lôi kéo, dụ dỗ đồng bào dân tộc vùng cao, hình thành đường dây buôn bán ma túy gây nhức nhối cả địa bàn, trong đó có Vàng A Khua. Sáng sớm 05/02, lực lượng công an Hòa Bình bao vây khu nhà ở của Vàng A Khua. Khi phát hiện bị bao vây, Khua cố thủ trong nhà, sử dụng sung AK bắn uy hiếp. Mặc dù đã được vận động, thuyết phục nhưng Khua vẫn ngoan cố chống đối, dùng người thân trong gia đình làm bình phòng cản trở lực lượng truy bắt. Khoảng 15h30, ta vận động được Vàng A Của, con trai Khua ra khỏi nhà. Tuy nhiên khi lực lượng công an tiếp cận để đưa anh Của ra khỏi khu vực nguy hiểm thì bất ngờ Khua bắn xối xả làm chính con trai Khua cùng 3 chiến sỹ công an hy sinh, một số cán bộ chiến sỹ khác bị thương, trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Thuận, là học viên lớp B8 D31, đang thực tập tại Công an tỉnh Hòa Bình, cũng tham gia vào cuộc vây bắt đối tượng Vàng A Khua hôm đó. Đồng chí Thuận bị chấn thương vào vai trái, sau một thời gian điều trị nay đã hồi phục, kết thúc chương trình thực tập và trở về Học viện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Với tinh thần đấu tranh anh dũng, tham gia trấn áp một đối tượng ma túy nguy hiểm trong thời gian thực tập, đồng chí Thuận đã được Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình, Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân và Đoàn thanh niên Học viện tặng giấy khen ghi nhận và khích lệ cho tinh thần chiến đấu quả cảm, những nỗ lực không ngừng của đồng chí để hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao.

3. Franklin

Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franclin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công

4. Phạm Phú Thứ (1820-1883)

23 tuổi đỗ cử nhân (thủ khoa trên 38 vị) năm Thiệu Trị thứ hai (1842); 24 tuổi đỗ đầu bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mão (1843). Đọc tiểu sử và hành trạng của ông, ta thấy ông đã từng giữ chức Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua); Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Hộ (Tài chính) đồng thời sung Cơ mật viện đại thần; thương thuyết gia (Phó sứ cùng với Chánh sứ Phan Thanh Giản trong phái bộ sang Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1863-1864); một doanh điền sứ, một nhà hoạch định chiến lược (tổ chức khẩn hoang hai huyện Nam Sách, Đông Triều), mở cảng chiêu thương Hải Phòng, biến “một dải sông Cấm thuyền xe tụ họp đông đúc thành ra nơi lạc thổ”(1).

Tuy nhiên, đường làm quan dài 38 năm của Phạm Phú Thứ lại có lắm bước gập ghềnh, thăng giáng, không được phẳng phiêu do bản tính cương trực, không chịu nhắm mắt làm ngơ trước quyền uy, dù đó là quyền uy của bậc “con Trời”. Năm 1850, ông thấy ở triều đình vua trẻ ham mê vui chơi, lơ là việc triều chính trong lúc đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc ngoài, đã dũng cảm dâng sớ can gián nhà vua với lời lẽ thẳng thắn và thiết tha: “…Lễ đại định ít thấy ra triều thị, nhạc nội uyển kèn trống suốt cả đêm, nhà Kinh diên lâu không tới giảng, chốn triều đình lâu không han hỏi, thần tử ở bốn phương, phủ huyện cũng lâu không được thừa chỉ, thanh vấn. Lại nói: thái y phương thuốc điều hòa, thực cũng quá ư nghệ thuật, quần thần dâng sớ thỉnh an, vị tình khuất cả lời nói”(2).

Sớ tâu lên, Phạm Phú Thứ phải trả một giá khá đắt vì tội “phạm thượng”. “Vua cho lời nói khí quá khích… đình nghị cho là hủy báng định bắt tội đồ, nhưng giảng quan và ngôn quan xin khoan tha cho”(3). Cuối cùng, ông bị cách chức, đày đi khổ sai một năm ở trạm bưu chính Thừa Nông, phía tây nam thành Huế. Bạn hữu thân thích trong triều nhiều người lo cho số phận của ông, nhưng ông vẫn tự tin về việc mình làm là đúng và cần thiết, lúc rỗi việc thì đi câu cá, ngắm cảnh, làm thơ.

5. Nguyễn Văn Nam

Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.

6. Bế Văn Đàn

Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.

III. Những tấm gương đồng cảm, sẻ chia, hy sinh.

1. Bill Gates

Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện.

2. Thầy Lí Quế Lâm (42tuổi)

Thầy Lí Quế Lâm (42tuổi), giáo viên trường tiểu học làng Nhị Bình- Tứ Xuyên. Suốt 19 năm dẫn học trò đến trường, vượt qua 5 chiếc thang gỗc dựng đứng trên vách núi cheo leo. Thầy trở thành một trong 10 nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2008.

3. Cuối tháng 11, em Bùi Duy Nhất (học sinh lớp 6, trường THCS Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng) trên đường đi học về nhặt được chiếc ví màu đen có 30 triệu đồng. Hy vọng người đánh rơi quay lại tìm, cậu học trò đứng chờ gần 2 tiếng ở chỗ ví rơi để trả lại, nhưng không thấy ai. Về nhà, Nhất kể cho bố mẹ nghe chuyện nhặt được ví. Lần theo địa chỉ trên giấy tờ, bố mẹ đưa cậu bé tìm tới nhà anh Trần Ngọc Tín, người cùng huyện Tiên Lãng, để trả lại ví tiền.

Nhất là con út trong gia đình 4 anh chị em, bố mẹ làm nông và còn nhiều khó khăn. Ở trường, Nhất học khá và rất ngoan ngoãn. Được trả lại ví tiền, anh Tín tặng Nhất 1 triệu đồng mua đồ dùng học tập, cậu bé nhất quyết không nhận.

Hành động của cậu học trò khiến nhiều người phải suy nghĩ. "Có lẽ tôi sẽ phải thay đổi quan điểm khi cho rằng trong thế gian chật hẹp đầy giả dối và tranh đua vụ lợi này, người tốt không còn. Cảm ơn bố mẹ các em đã dạy dỗ nên những người trẻ có đạo đức tốt", anh Hoàng (Đống Đa, Hà Nội), chia sẻ trên Facebook sau khi đọc câu chuyện về Nhất.

4. Vợ chồng người buôn đồng nát trả lại 10 cây vàng

Trong lúc thu mua đồng nát, vợ chồng anh Nguyễn Tiến Bắc chị Nguyễn Thị Thuật (thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vô tình thấy lẫn 10 cây vàng đựng trong túi nylon. Trên mỗi cây vàng đều có ký hiệu của nhà sản xuất kèm giấy tờ mua bán viết tay. Vợ chồng bàn cách đem trả. Họ chia số vàng ra làm hai gói cất hai nơi kín đáo, không dám đánh tiếng sợ nhiều người nổi máu tham nhận vơ hoặc lưu manh tới cướp.

Ít ngày sau, có đôi vợ chồng lạ đến nhà anh Bắc, xin được tìm trong đống đồng nát 10 cây vàng bị bỏ lẫn vào phế liệu đem bán. Anh Bắc hỏi chuyện và kiểm tra đủ bằng chứng vợ chồng ấy là chủ nhân của số vàng trên. Anh trả lại vàng trong sự ngỡ ngàng của đôi vợ chồng trẻ. Người vợ cảm kích rút chiếc nhẫn vàng ở tay tặng cho chị Thuật, nhưng chị đã từ chối.

Ở thôn Du Nghệ, vợ chồng Bắc - Thuật trước gần như nghèo nhất làng. Anh chị mưu sinh nhờ nghề chẻ tre đan sọt, rồi buôn đồng nát. Lúc đầu, cả nhà kiếm được vài chục nghìn mỗi ngày, sau mở rộng buôn bán mới dần thoát khỏi cái nghèo. Sách giáo khoa, sách nâng cao cho lũ trẻ trong nhà, anh chị cũng nhặt nhạnh từ đồ thu mua phế liệu.

5. Nhân viên sân bay, bảo vệ trả lại tiền cho khách

Giữa tháng 6, hành khách Phạm Hữu Phú (quận 3, TP HCM) đánh rơi chiếc ví có số tiền 250 triệu đồng khi bay từ TP HCM ra Đà Nẵng. Đội trưởng đội phục vụ chuyến bay Trần Hòa Bình (39 tuổi) nhặt được, tra số điện thoại gọi cho hành khách bỏ quên đồ đến nhận lại tài sản.

Thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ sống nhưng mỗi lần nhặt được tài sản khách bỏ quên, anh Bình đều tìm cách trả lại. Khoảng 3 năm trước, có lần anh trả lại chiếc ví chứa 5.000 USD và 50 triệu đồng của khách đánh rơi.


B Những nhà khoa học vượt qua khó khăn, trở ngại để thành công.

1. Niu- tơn nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng

2. Galileo Galilei là một trong số những nhà khoa học lỗi lạc của nhân loại trong lĩnh vực thiên văn và được mệnh danh là tổ sư của ngành vật lý hiện đại và của nhiều phát minh khoa học quan trọng khác, đặc biệt là việc phát minh ra kính thiên văn, giúp con người khám phá nhiều điều kỳ lạ về vũ trụ nhưng vì quá đam mê với công việc và hoàn thiện kính thiên văn, quan sát lên mặt trời liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày mà cuối cùng ông đã làm mù mắt mình, ánh sáng mặt trời đã gây hỏng võng mạc và trong 4 năm cuối đời ông đã bị mù hoàn toàn.

3. Marie Curie

Năm 1898 Marie Curie đã cùng chồng là Pierre tìm ra radium và sau đó bà đã dành thời gian còn lại trong cuộc đời của mình để nghiên cứu quá trình phóng xạ, liệu pháp điều trị bệnh bằng phóng xạ và do tiếp xúc nhiều với phóng xạ mà bà đã mắc bệnh bạch cầu (Leukemia) và qua đời năm 1934. Marie Curie là nhà khoa học đầu tiên và duy nhất giành hai giải Nobel khoa học thuộc hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý, nữ giáo sư đầu tiên của ĐH tổng hợp Paris (Pháp).

4. Galilée
Galilée (1564-1642) nhà vật lý và thiên văn Ý đã quả quyết rằng trái đất quay...

Ông là nhà sáng lập môn khoa học thực nghiệm tại Ý, chế ra cân thủy tĩnh (balance hydrostatique) , khám phá ra tính đẳng thời của các quả lắc và những định luật về sự rơi của đồ vật.
1952-1610: Dạy học tại đại học Padoue
Phát minh hàn thử biểu
Làm một kính thiên văn tại Venise năm 1609. Nhờ kính thiên văn, ông tìm ra vệ tinh của Jupiter (Mộc tinh), những phase của Vénus (Kim), giải Ngân Hà cấu tạo bằng sao và giải thích những dấu vết ở mặt trời.
Cuối cùng nhờ những khám phá này mà ông thừa nhận thuyết Copernic là đúng.
Pháp đình La Mã kết tội ông theo Copernic, nên Galilée bị đuổi không cho dạy học.
Ông về quê tại Florence và viết quyển Ðối thoại về những hệ thống lớn của vũ trụ. Giáo hoàng lúc bấy giờ là Urbain cho là đối nghịch với Thánh kinh, cho rằng còn nguy hiểm hơn Martin Luther và Calvin nên thu hết sách của ông.
1633, thêm một lần nữa pháp đình La Mã mang ông ra xử. Bắt ông phải quỳ gối chối bỏ những gì ông đã viết và đã nói là sai. Vì bị ép buộc phải nói ngược chân lý, ông phải nói, nhưng sau đó ông vẫn lẩm bẩm: "E pur si muove" (Et pourtant elle tourne, Tuy vậy, trái đất vẫn quay).
Vì nhìn mặt trời nhiều, bị những tia bức xạ làm hỏng mắt ông nên về già ông bị mù.
Ông để lại một số bánh xe răng cưa sắp theo hệ thống cùng với một bài vẽ hệ thống bánh xe của đồng hồ quả lắc ngày nay.
Ông cũng để lại một số bài tính về thiên văn.

5. ISAAC NEWTON
Isaac Newton (1642 - 1727) - nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển" Niutơn xuất thân gia đình quý tộc nông thôn. Cha của Niutơn mất trước khi ông ra đời. Lúc mới sinh Niutơn ốm yếu, quặt quẹo. Bà mẹ quan tâm chăm sóc sức khỏe cho Niutơn nhiều hơn đường học vấn. Năm 12 tuổi, bà mới cho con trai đi học. Vì sức yếu, cậu thường bị các bạn bắt nạt. Cậu bèn nghỉ ra cách trả thù thú vị, là quyết tâm học thật giỏi để đứng đầu lớp. Năm 17 tuổi, Niutơn vào học ở trường Đại học tổng hợp Kembritgiơ. Thời gian còn là sinh viên, Niutơn đã tìm ra nhị thức trong toán học giải tích, được gọi là "nhị thức Niutơn". Năm 19 tuổi bắt đầu vào Đại học Cambirdge, bắt đầu nghiên cứu rộng rãi khoa học tự nhiên.
Năm 27 tuổi, ông được cử làm giáo sư toán ở trường Đại học nơi ông học; năm 30 tuổi, ông được bầu làm hội viên Hội khoa học hoàng gia Anh (Viện hàn lâm) và 23 năm cuối đời, ông làm chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh. Ông còn là hội viên danh dự của nhiều Hội khoa học và viện sĩ của nhiều Viện hàn lâm.
Thành tựu khoa học của ông trên nhiều lĩnh vực, tích vi phân ông sáng lập là một cột mốc trong lịch sử toán học; giải thích về các loại màu sắc củavật thể đã mở đường sáng lập khoa học quang phổ. Cống hiến lớn khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là Ba định luật về chuyển động đặt cơ sở lý luận cho lực học kinh điển, quan trọng nhất là "Nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ. Một lần, Newton trông thấy quả táo rụng từ trên cây xuống, ông liền nghĩ đến những nguyên nhân về sự rơi của các vật và tìm ra sức hút của quả đất.
Những phát kiến về thiên văn học của Niutơn dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đã giáng đòn chí mạng vào uy tín của giáo hội. Bọn bảo vệ tôn giáo đã phản ứng lại một cách quyết liệt đầy căm phẫn trước những phát minh về thiên văn học của Niutơn. Do ảnh hưởng của giáo hội, nhiều trường đại học ở châu Âu đến tận thế kỷ XIX vẫn cấm dạy môn cơ học, những vấn đề có liên quan đến định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.
Niutơn sống cuộc đời độc thân và hết sức đãng trí. Tính đãng trí của ông đã trở thành những giai đoạn như chuyện mời cơm khách, chuyện luộc đồng hồ, chuyện đục hai lỗ cho chó và mèo ... Newton mất năm 84 tuổi. Ông được mai táng ở Đài kỷ niệm quốc gia Anh trong tu viện Oetminxtơ - nơi an nghỉ của các vua chúa và các bậc vĩ nhân của nước Anh.

C. Những tấm gương đương đại vượt khó thành công

1. Nguyễn Ngọc Ký

Từ năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông bắt đầu học viết bằng chân.[2]
Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.[2] Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên.
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.[2]
Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".[2]
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".
Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Vệt Nam, ông là 1 trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (thành phố Hồ Chí Minh).[3][4].
Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Em Trần Quốc An dự thi tại Trường Đại học Vinh (Nghệ An) là một trong những tấm gương hiếu học ấy. Dù bị khiếm khuyết cơ thể nhưng em từ bé em luôn nỗ lực, cố gắng để trở thành một học sinh khá, giỏi. Vừa qua, em đã đang ký thi vào Đại học Vinh như bao học sinh bình thường khác. Ước mong lớn nhất của em là đỗ đại học để sau này thành đạt báo đáp công ơn cha mẹ nuôi dưỡng và tự lập cuộc sống.

3. Hồ Văn Lai (Gio Linh, Quảng Trị), bị khuyết tật nặng phải ngồi xe lăn. Do bị tai nạn bom mìn khi chạy chơi trên bãi cát ở làng từ khi mới 10 tuổi, khiến e bị mất hẳn một tay và một tay không còn nguyên vẹn, đôi chân cũng bị cụt, phải lắp chân giả, nhưng em vẫn đều đặn đến trường trên chiếc xe lăn và rời ghế nhà trường phổ thông, em lại quyết tâm thi vào đại học Đà Nẵng, ngành CNTT. Em tâm niệm, người như em càng phải học, không nản lòng trước khó khăn, phải nỗ lực vượt qua mọi hoàn cảnh, chiến thắng tật nguyền. Ước mơ của em là theo gương anh chị, vào đại học. Em thi vào ngành Công nghệ thông tin vì ngành đó em cảm thấy phù hợp với điều kiện bản thân mình hơn.

4. Em Lê Kim Tiền(sinh 1994, Bình Đức, Châu Thành, Mỹ Tho) là một cô bé tật nguyền, có dáng người tí hon, cao chưa tới 1m và chỉ cân nặng 30kg. Tuy nhiên, em không mặc cảm với số phận mà luôn tự tin vào bản thân. Em đã vượt qua khiếm khuyết thân thể, luôn cố gắng học tập và thành tích trong 12 năm học qua luôn là học sinh khá, giỏi. Mong sau này có một việc làm ổn định và không phụ lòng của cha mẹ và thầy cô, năm học này em đã quyết tâm thi vào ngành Kế toán, trường ĐH Tiền Giang.

5. Em Huỳnh Đăng Tin, sinh năm 1994, quê ở phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng cũng khuyết tật về thân thể, với chiều cao khoảng 1,3m, dáng người tí hon nhưng em vẫn thi vào ngành Kiến trúc, ĐH Bách khoa Đà Nẵng gây sự chú ý đối với nhiều thí sinh khác và các bậc phụ huynh. Ngay từ nhỏ Tin đã rất ham học và luôn đòi ba mẹ cho đi học. Trong 9 năm học của cấp 1 và cấp 2, Tin luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Lên cấp 3, Tin cũng đạt học sinh khá trong 3 năm liền.

D. Những vấn đề nóng của xã hội

1. Hiện tượng Bà Tưng làm những trò lố cho xã hội và những phát ngôn gây sốc
2. Chia tay xong đòi lại quà
3. Đi thẩm mĩ viện Cát tường bị giết vứt xác xuống sông
4. Con và chú cắt chân của mẹ khi mẹ nằm viện chữa trị ung thư não
5. Bảo mẫu hành hạ con trẻ

E. Những vụ tiêu điểm hủy hoại môi trường sống

1. Nhà máy sản xuất mì chính Vedan thải nước thải ra sông không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường

2. Công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu xuống đất gây ô nhiễm môi trường

3. Công ty hào Dương liên tục gây xả nước thải ra ô nhiễm môi trường
Về Đầu Trang Go down
 

Những dẫn chứng trong NLXH - Đỗ Diệu Linh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Những dẫn chứng trong bài văn NLXH - Nguyễn Thị Bích
» Dẫn chứng NLXH: những tấm gương trong lịch sử, các nhà khoa học.
» Những tấm gương cao đẹp- những dẫn chứng hay cho NLXH
» những dẫn chứng nghị luận xã hội- Nguyễn Thị Mỹ Linh
» Những dẫn chứng NLXH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-