GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Hoàng Thị Dung. Dẫn chứng nghị luận xã hội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Vina:x



Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Join date : 18/12/2012

Hoàng Thị Dung. Dẫn chứng nghị luận xã hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Hoàng Thị Dung. Dẫn chứng nghị luận xã hội   Hoàng Thị Dung. Dẫn chứng nghị luận xã hội I_icon_minitime1/3/2014, 10:35 pm

1)5 d/c về xh đương đại huỷ hoại mt sống

a) Nhà máy luyện phôi thép Pomina ( bà rịa vũng tàu đã gây ra hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng về công tác bảo quản chất thải. Cụ thể, nhà máy đã k phân loại các chất thải nguy hại, k bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời các chất thải như bụg thép, phi sắt, phi nhựa, giẻ lau dính dầu mỡ ra ngoài mt gây ô nhiễm ảnh hưởng đến c/s của người dân xung quanh
b) Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Thanh Hoá) đã chôn các chất thải độc hại xuống đất. Đơn vị thi công đã tiến hành khai quật và thu gom đc hơn 3 tấn chất thải dạng lỏng, hơn 5.4 tấn bùn, hơn 2.4 tấn nhiễm độc với nhiều chai thuốc và bao thuốc trừ sâu còn nguyên gây ô nhiễm mt đất, ảnh hưởng tới các nguồn nước sạch mà người dân sử dụng
c) + cty CP thuộc da Hào Dương tại khu côn nghiệp Hiệp Phước (Nhà bè - tphcm) lần thứ 2 bị cơ quan chức năng phát hiện xả thải gây ô nhiễm mt. Người lđ phải làm việc trong mt vô cùng độc hại, k có các biện pháp để ngăn ngừa và giảm thiểu khí độc, khói bụi, nước thải độc hại... Hậu quả là nhiều năm qua đã có hàng trăm công nhân bị nhiễm độc gây bệnh tật nghiêm trọng do hít phải hoá chất độc hại
d) Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng về nguồn nước ảnh hưởng tới các sinh vật dưới nước của dòng sông

e)trong khoảng thời gian từ tháng 10-2012 đến tháng 2-2013, tại các tiểu khu 198 và 204, thuộc địa bàn xã Hương Quang, huyện Vũ Quang và xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) lâm tặc đã đốn hạ 464 cây pơmu với gần 700m3 gỗ, trong đó có hơn 310m3 gỗ đã bị lâm tặc đưa ra khỏi rừng. Bình quân, cứ 1ha có 8 cây gỗ pơmu bị chặt phá, chưa kể các loại cây gỗ khác... Đây là một trong những vụ chặt phá rừng rất nghiêm trọng trong thời gian gần đây. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc quyết liệt. Sau một thời gian điều tra, bước đầu cơ quan công an đã làm rõ các đối tượng liên quan và triệu tập lấy lời khai… Trong năm 2011 và đầu năm 2012, tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) các ngành chức năng của tỉnh Hà Tĩnh cũng đã phát hiện ra vụ triệt phá rừng đầu nguồn nghiêm trọng, khi lâm tặc đã chặt phá khoảng 700 m3 gỗ các loại. Đầu năm 2013, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đem vụ án phá rừng nghiêm trọng này ra xét xử với 15 đối tượng liên quan.
2) 5 sự kiện tiêu biểu cho những vấn đề xã hội nóng hiện nay
a) Đã từ lâu, nạn cướp giật luôn là nỗi ám ảnh của mọi người khi ra đường. Trước kia, các tên cướp giật thường hành động vào những khi trời nhập nhoạng tối hoặc ban đêm, tại những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Nhưng bây giờ, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, trong thủ đô, và các thành phố lớn các toán cướp giật vẫn hoành hành. Mấy ngày gần đây, hiện tượng này lại tiếp diễn liên tục, bất ngờ khiến nhiều người không kịp phản ứng. đặc biệt là vụ Táo tợn xông vào nhà cướp Iphone, Ipad
Vụ việc xảy ra vào chiều 1/3, tại khu Đình Hồ B (Phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Thời điểm trên, bé trai 10 tuổi đang ngồi ở ghế phòng khách cầm iPad 2 chơi điện tử. Bên cạnh bé trai là chiếc Iphone 5 thì xuất hiện 1 thanh niên bình thản mở cửa bước vào giật chiếc Ipad 2 và vơ luôn chiếc iPhone 5 chạy mất.
Dí súng cướp Iphone táp tợn giữa Sài Gòn
Ngày 21/11, cơ quan CSĐT Công an Q.9 (TP.HCM) xác nhận đang tạm giữ hình sự Nguyễn Dương Hoàng Phúc (27 tuổi quê Sóc Trăng, tạm trú Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để điều tra làm rõ hành vi cướp tài sản.
b)Nổ súng cướp tiệm vàng ở Thái Nguyên
Ngày 9-6, một clip được tung lên mạng dài gần 5 phút mô tả một cảnh cướp và bắt sống tên cướp tiệm vàng qua camera an ninh giám sát của tiệm vàng Hạnh Thúy ở mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
c)Đổ xăng bị cướp tiền trong cốp xe
Thấy cô gái mở cốp xe Vespa lấy tiền trong túi ra để trả, tên cướp lao vào giật giỏ xách trước sự ngỡ ngàng của những người xung quanh.
d)Liên tiếp những vụ bạo hành xảy ra trong thời gian gần đây khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.Ngày 16/11 vừa qua, vụ việc bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh đập bé 18 tháng tuổi ở Q.Thủ Đức, TP.HCM đã gây bức xúc trong dư luận. Trước đó, có rất nhiều trường hợp trẻ bị hành hành, đánh đập dã man làm dấy lên một hồi chuồng báo động về tình trạng bạo lực gia tăng trong xã hội, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
e)Trong năm vừa qua có quá nhiều những bê bối liên quan đến ngành y khiến cho dư luận hết sức bàng hoàng và phẫn nộ như: Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người, vứt xác phi tang. Y tá rút bớt vắc xin trẻ em ở 70 Nguyễn Chí Thanh. 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ở Quảng Trị. Điều dưỡng làm rơi 5 trẻ sơ sinh. Trưởng khoa Nhi làm chết trẻ tại phòng khám riêng

+ Những anh hùng, lãnh tụ qua đời
a) -Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chiều tối 4/10/2013, cả dân tộc Việt Nam rưng rưng nhận tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam đã qua đời vì lý do tuổi cao sức yếu.
b) - Cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Ngày 5/3/2013, nhà lãnh đạo được đông đảo nhân dân Venezuela yêu mến – ông Hugo Chavez đã qua đời ở tuổi 58 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư.
c)- Huyền thoại Nelson Mandela
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela – người hùng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc qua đời hôm 5/12 vừa qua, hưởng họ 95 tuổi.
d)- Lãnh tụ Phật giáo Thái Lan
Ngày 24/10/2013, lãnh tụ tối cao của Phật giáo Thái Lan Somdet Phra Nyanasamvara từ trần ở tuổi 100 vì căn bệnh nhiễm trùng máu, sau hơn một thập kỷ triền miên trong bệnh viện.

+ Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho hay, đợt lũ lụt vừa qua tại các tỉnh miền Trung đã làm 47 người chết và mất tích, 66 người bị thương cùng hơn 100.000 ngôi nhà bị sập đổ, lũ cuốn, ngập, thiệt hại nặng về tài sản.
Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới cũng được ghi nhận ở mức kỷ lục với 17 cơn trong năm 2013. Tính từ đầu năm đến nay, 15 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 12 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.Do vậy, năm 2013 được đánh giá là một năm nước ta bị thiệt hại nặng nề do thiên tai. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, từ đầu năm 2013 đến nay, bão lũ đã làm 264 người chết và mất tích, 800 người bị thương, gần 12.000 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 300.000 ha lúa, hoa màu bị hư hỏng…
Ước tính tổng thiệt hại về vật chất lên tới khoảng 25.000 tỷ đồng.
3) 5 tấm gương về các nhà khoa học kiên trì nhẫn nại học tập vượt khó để thành công
a)Isaac Newton người đặt nền móng cho: cơ học, quang học, vật lý cổ điển
Một nhà bác học đại tài của nhân loại, người khai sinh học thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Ông cùng với Einstein chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đạiNewton sinh vào năm 1642 (năm nhà bác học Gallile qua đời) trong tình trạng thiếu tháng, tên của ông được đặt giống hoàn toàn theo tên cha – người đã mất cách đó 3 tháng. Khi mới sinh, Isaac là một cậu bé ốm yếu, bé nhỏ đến nỗi có thể đặt vừa vào trong chiếc bình 1,5 lít.
Sinh ra trong một gia đình nông dân, mẹ đã khuyên cậu bé bỏ học làm nghề nông, trông nom trang trại gia đình. Tuy nhiên, vì quá dở trong công việc tay chân này, năm 1661, Newton đã được gia đình cho tiếp tục đi học tại khoa Luật của trường Cambridge với diện học bổng và phải phục dịch các học sinh đóng học phí..Newton là người sùng bái Kinh thánh còn hơn cả nghiên cứu khoa học. Ông đã tiên tri đúng một sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel. Đồng thời ông cũng tính ra ngày hành hình chúa Jesu chính xác là ngày 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên. Issac cũng đưa ra dự đoán ngày Tận thế của nhân loại là năm 2060.
Thời còn trẻ Issac Newton có rất nhiều nghiên cứu, sáng chế, tuy nhiên ông thích giấu những phát minh đó và không hề công bố. Tuy nhiên khi xảy ra tranh cãi về công trình nghiên cứu số vi phân, tích phân (một cuộc tranh cãi rùm beng nhất trong lịch sử toán học thế giới) thì cái tên Newton liên tục xuất hiện trên diễn đàn khoa học thế giới như là một hiện tượng của nhân loại.

b)Einstein tác giả của “Thuyết tương đối” nổi tiếng
Albert Einstein (1879 - 1955), người “đàn ông thông thái nhất thế giới” được sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái bên bờ sông Đanuyp thuộc Ulm, bang Wurttemberg, nước Đức.
“Người đàn ông của thế kỷ, tri thức lỗi lạc nhất trong lịch sử” đã có một tuổi thơ khác biệt hoàn toàn với bóng dáng “thiên tài” được biết đến như ngày nay.Einstein là một đứa trẻ chậm biết nói và bố mẹ đã phải đưa cậu bé đi khám. Mỗi câu, từ trước khi nói ra Albert đều tự lẩm nhẩm vài lần trong miệng đến nỗi người hầu đã gọi ông là “Thằng đần”. Thông thường cậu bé Einstein hay suy nghĩ bằng hình ảnh hơn lời nói. Einstein đã tự tưởng tượng ra các hành động, hiện tượng và đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời cho những điều nghi vấn đó.
Một cậu học trò ngỗ ngược, Einstein luôn luôn đặt những câu hỏi kỳ quái và cố tìm câu trả lời. Cậu rất hay cãi lời thầy giáo và có những phát ngôn ngớ ngẩn. Chính vì vậy mà vào năm cuối thời trung học (1895) Albert đã bị đuổi học.Sau đó Albert đã theo bố mẹ sang Milan học dự bị, khi thi vào trường dự bị ở Zurich (Thụy Sỹ) cậu đã bị đánh trượt vì điểm kém và chưa có bằng trung học. Năm 1896, Einstein phải tiếp tục học trung học tại trường Aarau trong hoàn cảnh: không tiền, không gia đình, không bạn bè, không quốc tịch (từ bỏ quốc tịch Đức).Đến năm 1905, Einstein đã đăng bài nghiên cứu về nền tảng cơ bản lý thuyết tương đối đầu tiên trên Biên niên vật lý. Từ đây, tên tuổi của Albert Einstein mới bắt đầu được biết đến trong giới khoa học với sự ngỡ ngàng của những người từng quen biết ông.

c) Napoleon nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giới
Napoleon là vị đệ nhất Tổng tài của nước Pháp, hoàng đế của Pháp và là vua của Italia, tuy nhiên việc nói tiếng Pháp của ông lại rất khó khăn. Tại sao?
Napoleon Bonabarte sinh vào năm 1769 trên một hòn đảo Corsica được người Pháp mua lại của Italia trước đó một năm. Cho nên ông nói tiếng Ý rất tốt, còn tiếng Pháp thì rất tệ và ông phải luyện tập mỗi ngày.Ở trường học, cậu bé thuận tay trái này luôn bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp chậm và không được chuẩn như bạn bè. Tuy nhiên Napoleon tỏ ra học rất giỏi các môn: Toán và Lịch sử.
10 tuổi, được mẹ cho đi học ở một trường Quân sự, ông dùng tiền học bổng tiêu vặt để gửi về giúp gia đình. Đặc biệt hầu như Napoleon không bao giờ ngủ, thời gian rảnh ông đều giành để đọc sách, tạp chí.Với tài năng nổi trội, Napoleon đã được giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Năm 16 tuổi ông được mang hàm Đại úy, điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Napoleon đã xây dựng một đế chế rộng lớn khắp châu Âu, cái tên của ông bao phủ cả thời đại bấy giờ, và ông thực sự là một kỳ nhân vĩ đại của thế giới.


d) Edison thầy phù thủy ở Menlo Park
Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ông là Người đàn ông sở hữu 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Tưởng nhớ đến ông, chúng ta cùng tìm hiểu về những câu chuyện ngộ nghĩnh của nhà bác học "ngốc" này ...
Edison đã từng ở trong một túp lều tranh, cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú. Khi mẹ của cậu bé là Bà Nancy tìm hiểu sự việc, thực ra Edison đã nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự mình ấp xem có nở ra gà con được không.Đến năm 7 tuổi, Edison được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất trong vùng trường, chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Edison được xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.
Thầy giáo của Edison đã từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.Edison khi thấy thí nghiệm khí cầu bay của bố và cậu đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison vẫn một mực cho rằng: “Không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình”!Năm 12 tuổi, Edison làm nghề bán báo và bán kẹo dạo trên tàu hỏa. Ngày ngày, vừa bán báo, Edison vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học. Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát vé tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray nữa. Sự việc này đã khiến cho khả năng thính giác của Edison ngày một kém dần cho đến mãi về sau.
Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình với những phát minh vĩ đại, nổi tiếng nhất là bóng đèn điện. Edison như là một nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới.

e)Tiếp theo trong danh sách là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp – Louis Pasteur. Lĩnh vực của ông là vi sinh vật học. Có một điều thú vị rằng ông chưa bao giờ chính thức học y khoa mà ngành học cua ông là Văn và Toán. Sau này ông có theo học cả hóa học, vật lý và thinh thể học. Nhà khoa học này có rất nhiều thành tự khoa học liên qan tới nhiều các lĩnh vực khác nhau như tinh thể học, phát hiện nấm men là tác nhân gây nên quá trình lên men, các công trình nghiên cứu về bia và rượu vang, một số bệnh của động vật (chứng nhiễm trùng, điều trị dự phòng bệnh dại). Ông cũng là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Nhiều ngôi làng và đường phố trên thế giới mang tên ông. Có thể nói tài năng và cống hiến của ông đã vượt qua biên giới địa lý và chính trị.
4) 5 dẫn chứng về những tấm gương trong lịch sử về ý chí dũng cảm hy sinh
a) Phan Đình Giót sinh ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh[2], trong một gia đình nghèo. Bố bị chết đói. Phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả.[3] Cách mạng tháng Tám thành công, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu.Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều.[3] Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều. Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:[3] “ " Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân " ” Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.[3] Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
• b) Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đồng chí nhập ngũ tháng 7 năm 1949. Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, đồng chí phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, đồng chí tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí xung phong đi bộ đội. Trong học tập công tác, đồng chí luôn thể hiện tinh thần gương mẫu đi đầu, lôi cuốn đồng đội noi theo. Trong hành quân chiến đấu, đồng chí đã cùng đồng đội bền bỉ vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 5 năm 1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Đồng chí Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới đích an toàn. Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, đồng chí xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, đồng chí đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi.Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Tô Vĩnh Diện đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhất. Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
c) Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dèn. Kim Đồng đã cùng những đội viên này làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có địch (thực dân Pháp), Kim Đồng đã đánh lạc hướng bọn Pháp để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, qua con đường mà thường ngày vốn đã rất quen thuộc với anh. Tất nhiên bọn thực dân Pháp theo không kịp liền xả súng xối xả vào anh. Anh đã anh dũng hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, anh vừa tròn 14 tuổi.
d)Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[2]. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Giống như các anh mình, cô đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương[4]. Mới 14 tuổi, cô đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa cô ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, họ đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.[5] Vào 7 giờ sáng[6] ngày 23 tháng 1 năm 1952, Cô bị xử bắn tại Côn Đảo. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
e) Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam, là vị tướng huyền thoại của dân tộc, là một lão thành cách mạng chân chính, kính yêu của nhân dân và là một vị Tổng Tư lệnh tài ba, lỗi lạc của quân đội. Ðại tướng là người có công lớn trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xây dựng Nhà nước Cách mạng từ buổi đầu non trẻ. Là một học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp là một nhà chiến lược, một chỉ huy quân sự lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, một vị tướng lừng danh trên thế giới. Là Bí thư Quân ủy T.Ư, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Ðại tướng là người được Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp như: Chiến dịch Biên giới năm 1950; Chiến dịch Ðiện Biên Phủ lịch sử năm 1954. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí đã cùng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư Ðảng đưa nghệ thuật chiến tranh nhân dân cách mạng Việt Nam lên đỉnh cao sáng tạo. Ðồng chí trực tiếp chỉ đạo chiến đấu bảo vệ miền bắc, chi viện chiến trường miền nam, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền bắc, mà đỉnh cao là trận "Ðiện Biên Phủ trên không" oanh liệt, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội tháng 12-1972; chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân toàn thắng năm 1975. Ðại tướng đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa đất nước ta đi đến vinh quang, hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật lịch sử trong thế kỷ XX mà cả thế giới ngưỡng mộ.
5) 5 dc về lối sống buông thả gây tệ nạn xã hội
a) kẻ giết người cướp răng vàng giả lĩnh án 18 năm tù : bị cáo là vũ đình tiến sinh năm 1990 trú tại Lương Tài - BN do ham chơi và cần có tiền để chơi bời, uống rượu Tiến đã thực hiện việc cướp tiền vàng of bà Tâm, 1 người sống độc thâm và ở cách nhà tiến gần 500m.
b)Theo cáo trạng, khoảng 21h ngày 14-3-2008, Tiến đến nhà bà Ngô Thị Tâm, 69 tuổi, sống một mình ở ấp Táo Đôi mua thuốc lá. Biết bà Tâm là người có tiền và thấy bà có hai chiếc răng cửa màu vàng, Tiến đã nảy sinh ý định giết người. Sau khi mua thuốc lá xong, Tiến lập tức quay lại và lấy nửa viên gạch đập vào đỉnh đầu sau gáy bà Tâm làm bà ngã quỵ xuống, chết ngay tại chỗ. Sau đó, Tiến đã kéo xác bà Tâm vào nhà và cạy mồm, ghè răng lấy ra hai chiếc răng cửa bọc kim loại màu vàng, lần túi nạn nhân lấy 150.000 đồng. Tiến đã mang hai chiếc răng ra cửa hàng vàng bạc ở thành phố Bắc Ninh để bán thì biết đó không phải là vàng thật bèn quay lại thị trấn Thứa thu dọn đồ và trốn sang các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn… Sau 6 ngày điều tra, xác minh, đến ngày 20-3-2008, Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt Vũ Đình Tiến tại Lạng Sơn.
Bị cáo là Dương Phương Thuấn sinh năm 1998 trú tại lương tài - bắc ninh là 1 h/s cá biệt, rất ham chơi và nghiện game online. Nạn nhân là em Nguyễn Đình Đào sinh năm 2000 trú ở lương tài - BN. hôm ấy sau khi tan học về Thuấn gặp đào và ns Đào có chjếc xe đạp rất đẹp, Thuấn muốn mua và nhờ Đào chỉ chỗ. Thuấn lập tức lên xe đào rồi cùng đi. Khj đến chỗ vắng, Thuấn bất ngờ lấy dao mang sẵn trong người chém liên tiếp cho đến khi Đào gục ngã. Gây án xong, Thuấn lôi xác nạn nhân xuốg ao rồi lấy chiếc xe đạp mang về nhà cất giấu.vụ việc này đã gióng lên hồi chuông đối với các bậc phụ huynh và nhà trường cần quản lý giáo dục con em mình sát sao tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
c)Ngày 11/11, Công an TP Huế cho biết, vừa bắt giữ nghi phạm Nguyễn Văn Lợi (19 tuổi, trú đường Đặng Tất, phường An Hòa - Huế) về hành vi trộm cắp tài sản. Điều đáng nói, cách trộm cắp của Lợi khá kỳ quặc. Chỉ vì tham trộm chiếc xe đạp (hiệu Queen) để trước một nhà dân tại số 54 đường Đặng Tất (Huế), Lợi “liều” bỏ lại xe máy của mình ở khu vực hiện trường. Sau khi mang xe đạp đi tiêu thụ xong, Lợi quay về gần hiện trường để lấy xe máy thì bị công an mật phục bắt giữ. Lợi từng có một tiền án, hai tiền sự về hành vi trộm cắp tài sản, vừa ra tù lại tiếp tục gây án.
d) lê văn luyện sinh tại huyện lục nam bắc gjang năm 1993. Theo làng xóm, thuở nhỏ luyện k phải là đứa con hư thậm chí còn rất hiền lành ngoan ngoãn. Sau khi học hết lớp 9 luyện k thi đậu tốt nghiệp nên bỏ học. Năm lớp 9, học lực và hạnh kiểm của luyện đều đạt mức trung bình.
Vì lỡ cầm mất chiếc xe máy đi mượn và mang tiền tiêu mất nên luyện k còn tiền để chuộc xe. Đó là động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng. Lê văn luyện giết 3 người, chém trọng thương 1 người khi chưa đủ 18 tuổi nên vụ án này đc xếp vào 1 trog những vụ án gây phẫn nộ nhất năm 2012.
e) Sinh viên ngoan hiền giết người để gia nhập hội game Dư luận cả nước “sốc” khi biết tin, Phạm Văn Trọng (20 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, An Giang), hiện đang là sinh viên năm 2, Trường ĐH Cần Thơ vì muốn gia nhập hội game trên mạng đã nhẫn tâm lên kế hoạch giết 10 người, khi đang thực hiện giết người đầu tiên thì y bị bắt.
6) 5 tấm gương con người đương đại việt nam vị tha đồng cảm sẻ chia vượt khó để thành công
a)Nguyễn Ngọc Ký (sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định)[1] là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập được 1 kỷ lục Việt Nam. Tiểu sử Từ năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông bắt đầu học viết bằng chân.[2] Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.[2] Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên. Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước

b) "Con chỉ ước có đôi nạng để đến trường"
Đó là mong mỏi của cô bé Lê Thị Thúy, học sinh lớp 5D, Trường tiểu học số 2 Hòa Xuân Tây (Đông Hòa, Phú Yên). Đôi chân teo nhỏ ngay từ khi mới sinh ra, Thuý không thể đi lại như bạn bè đồng trang lứa.
Thúy đã làm gia đình rất ngạc nhiên bởi ngay từ khi vào lớp 1 em đã rất sáng dạ. Dù không được học mẫu giáo, không được cha mẹ kèm chữ ở nhà nhưng khi vào lớp 1, Thúy đã nhanh chóng học kịp chúng bạn rồi vượt lên đạt danh hiệu học sinh giỏi.Bây giờ đã là cô học sinh cuối cấp tiểu học, học giỏi chăm ngoan, được thầy yêu bạn mến nhưng Thúy vẫn rất không sao quên được nhữngngày đầu đến lớp. Vì nhà ở xa trường nên Thúy sang ở với bà ngoại gần trường hơn để có thể đến lớp dễ dàng. Bà ngoại đã già nhưng thương cháu hiếu học, dù nắng hay mưa bà Thành cũng cố gắng cõng cháu đến lớp đúng giờ. "Nhiều hôm mưa to lắm, đường thì lầy lội, hai bà cháu lùm xùm áo mưa, cháu ôm cặp sách, bà cõng cháu trên lưng cứ thế đến trường" - bà Thành kể.Cứ thế, gần 5 năm nay, người dân ở thôn Phước Lương (Hòa Xuân Tây, Đông Hòa) đã quen thuộc với hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống nạng đến trường, dù nắng hay mưa vẫn chưa nghỉ một buổi học nào.
Mới đây em Lê Thị Thúy được Sở GD-ĐT Phú Yên tặng giấy khen thưởng Học sinh khuyết tật học giỏi.
Khi được hỏi về ước mơ, đôi mắt Thúy sáng lên, em hồ hởi nói: "Con muốn được đi học đại học, được làm bác sĩ để chữa bệnh cho những trẻ em bị tật nguyền như con". Đôi nạng cùng Thúy đến trường bao lâu nay đã cũ mục, bị gãy nhưng không tìm được người đóng nạng mới nên bố Thúy phải quấn lại bằng dây cao su. Biết hoàn cảnh của Thúy, một nhà hảo tâm đã tặng một chiếc xe lăn nhưng đôi tay Thúy quá yếu, đường làng lại gập ghềnh nên không thể sử dụng được. Chặng đường đến lớp của Thúy sẽ gian nan bội phần khi lên các bậc cao hơn em phải đi học xa hơn. Đôi nạng cũ kỹ liệu còn đủ sức nâng bước chân em...

c)“Sinh ra tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng chỉ sau một đêm, tôi đã trở thành người khuyết tật. Số phận nghiệt ngã đã cướp đi đôi chân lành lặn của tôi, nhưng nó sẽ không làm tôi gục ngã. Tôi sẽ đứng lên bằng chính đôi chân tật nguyền này”. Đó là những dòng nhật ký buồn nhưng đầy quyết tâm của em Nguyễn Văn Duy, cậu sinh viên lớp Công nghệ thông tin và truyền thông K12, Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa. Duy là con út trong gia đình có ba chị em. Bố là giáo viên Trường sỹ quan phòng hóa ở Sơn Tây đã về hưu, mẹ em ở nhà chăm sóc ông bà, nuôi các con ăn học với mấy sào ruộng.Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi. Các bác sĩ cho biết em bị ảnh hưởng bởi chất độc từ người bố di truyền sang. Bởi bố Duy làm việc trong môi trường thí nghiệm hóa học độc hại.Sau khi phát bệnh, sức khỏe của Duy yếu đi rất nhiều, em đau ốm triền miên và phải đi viện như cơm bữa. Cứ trái gió trở trời là bệnh tật của em lại tái phát, các cơ trong cơ thể cứ rút dần rồi teo lại. Năm lên 7 tuổi, Duy được mẹ đưa ra lớp đi học, nhưng thầy cô giáo không nhận với lý do sức khỏe em quá yếu. Nhưng khát khao được đi học cứ thôi thúc Duy, ngày nào em cũng đến đứng trước cửa lớp nhìn các bạn học bài với ánh mắt thèm thuồng. Sự kiên trì và quyết tâm của em khiến các thầy cô giáo cảm động và cho em vào học. Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”. Những nỗ lực của em bắt đầu từ việc tập luyện đi lại và sinh hoạt bình thường. Hôm nào bố mẹ bận việc, Duy tự cắp sách tới trường trên chiếc nạng gỗ. Về nhà Duy chăm chỉ luyện tập. Nhiều lần được bạn chở đi học nhưng do trời mưa, đường trơn nên Duy bị té ngã. Mặc dù rất đau nhưng Duy vẫn gắng cười để bạn thấy yên tâm.hay vì kêu ca phàn nàn và than thở, Duy đã biết chấp nhận số phận và luôn phấn đấu trong học tập. 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, Duy đều đạt học sinh giỏi, học sinh xuất sắc của lớp. Năm nào Duy cũng được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi về các môn Toán, Anh, Vật Lý... nhưng do sức khỏe yếu nên em phải bỏ cuộc giữa chừng.Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập - lao động - sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.
d)Đến thăm nhà Phan Tuấn Anh, xã Phương Khoan, huyện Sông Lô, chẳng ai có thể cầm lòng được khi thấy một ngôi nhà nhỏ, trống trơn chẳng có gì đáng giá ngoài một bộ bàn ghế và chiếc ti vi đã cũ, trên chiếc giường ọp ẹp là mẹ bị ung thư nằm liệt mấy năm nay. Chúng tôi hiểu, ngần ấy năm, bao nhiêu nỗi lo toan, bao công việc nặng nhọc đã đè trĩu lên đôi vai gầy guộc của cậu bé này. Cứ tưởng gánh nặng ấy có thể làm em gục ngã, nhưng không, Tuấn Anh vẫn đến trường, vẫn say mê học tập. Em vẫn là một cậu học trò chăm ngoan, học giỏi, trong suốt 12 năm học được bạn bè và thầy cô yêu mến. Động lực để Tuấn Anh có được những kết quả cao trong học tập là bởi em có một người bố, một người mẹ tuyệt vời, mặc dù bị bệnh hiểm nghèo, nhưng mẹ em vẫn luôn động viên các con học giỏi để thoát khỏi cảnh nghèo giống như cha mẹ. Những lúc học bài xong, em lại tranh thủ tâm sự để mẹ bớt đi phần nào nỗi đau, đem đến cho mẹ những niềm vui, nguồn động viên nho nhỏ. Còn bố thì luôn khích lệ 3 chị em Tuấn Anh đến trường, giờ đây, ông đang nuôi 2 con đang học Đại học, 1 đứa học THPT; lo kiếm tiền chưa bệnh cho mẹ. Với 24,5 điểm, Tuấn Anh đỗ vào khoa Điện tử, tin học - Đại học Bách khoa Hà Nội, đó cũng là món quá quý giá nhất em giành tặng bố mẹ.
e)Kém may mắn hơn,hoàn cảnh của em Nguyễn Thị Kim Anh xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi, bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em. Em chia sẻ “Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng. Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau. Đến ngày mùa, có những buổi 5 giờ chiều đi học về, cất sách vở là em lại ra đồng gặt lúa đến tận 7, 8 giờ tối mới về ăn cơm, tắm giặt cho các em sau đó lại ngồi vào học đến khuya”. Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.
f)Lê Thị Giáng Hương quê ở xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, là học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc khóa 2010- 2013. Em có hoàn cảnh gia đình rất éo le. Trước đây, cũng như bao bạn bè khác, Hương cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc với bà nội, bố mẹ và 3 em nhỏ, nhưng tai họa giáng xuống gia đình khi em đang học lớp 8: Mẹ em trong một lần đi chợ đã bị tai nạn giao thông dẫn đễn chấn thương sọ não, liệt nửa người; bác sỹ nói phải tiến hành phẫu thuật ghép sọ thì mới có hy vọng đi lại được. Trong khi đó 4 chị em Giáng Hương đều đang tuổi ăn, học Trong suốt quá trình học THPT, do biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có tiền để học thêm, trang trải chi phí học tập và ở trọ, Hương tằn tiện trong chi tiêu và tự học là chính. Với những bạn có điều kiện, phần thưởng cuối năm học là niềm tự hào thì với em đó còn là hành trang cho năm học mới. Thành tích học sinh khá giỏi suốt 12 năm đến trường là món quà hiếu thảo mà em đền đáp sự yêu thương, kỳ vọng của bà nội và bố, mẹ em. Cảm thương hoàn cảnh khó khăn của Hương, nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho em học hành và bảng thành tích học tập của em cũng cho thấy em đã nỗ lực hết mình: Hương đoạt giải 3 học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh năm lớp 10; giải nhất môn Tiếng Anh cấp tỉnh và giải khuyến khích Quốc gia năm lớp 12, tổng điểm thi tốt nghiệp đạt 50 điểm. Trong kỳ thi đại học năm nay, em giành vị trí Á khoa của trường Đại học Hà Nội với 26 điểm.và bà nội hơn 80 tuổi. Cả gia đình 7 người sống chủ yếu dựa vào 2 sào ruộng mà bố em là lao động chính.

Về Đầu Trang Go down
 

Hoàng Thị Dung. Dẫn chứng nghị luận xã hội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Dẫn chứng nghị luận xã hội
» Dẫn chứng nghị luận xã hội
» dẫn chứng nghị luận xà hội NGUYỄN THỊ LAN ANH LỚP 11 VĂN
» dẫn chứng nghị luận xã hội( Nguyễn Thị Liên)
» Nhung dan chung nghi luan xa hoi-Nghiem Thi Lien

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-