GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Minh Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dương Phương Anh

Dương Phương Anh

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 12
Join date : 18/12/2012
Age : 26

Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Minh Giang Empty
Bài gửiTiêu đề: Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Minh Giang   Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Minh Giang I_icon_minitime1/3/2014, 4:55 pm

I.Những tấm gương trong lịch sử về ý chí dũng cảm hi sinh
1. Anh hùng Thái Văn A(1942 - 2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam (1967).

Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ông quê ở xã Trung Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Nhập ngũ năm 1962, đại tá (1988), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1965.

Trong Kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, người bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí quan sát, tiếp tục theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Trong 3 năm làm nhiệm vụ trên đảo, Thái Văn A đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lí (máy bay địch thường trút bom ở đây trước khi về hạ cánh trên tàu sân bay).

Cái tên Thái Văn A gắn liền với đảo Cồn Cỏ anh hùng đã đi vào trong thơ, văn, nhạc.

2. Anh hùng Thái Văn A(1942 - 2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam (1967).

Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ông quê ở xã Trung Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Nhập ngũ năm 1962, đại tá (1988), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1965.

Trong Kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, người bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí quan sát, tiếp tục theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Trong 3 năm làm nhiệm vụ trên đảo, Thái Văn A đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lí (máy bay địch thường trút bom ở đây trước khi về hạ cánh trên tàu sân bay).

Cái tên Thái Văn A gắn liền với đảo Cồn Cỏ anh hùng đã đi vào trong thơ, văn, nhạc.

3. Cụ Nguyễn Thị Suốt-mẹ Suốt (1906-21/8/1968), Liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng Anh hùng Lao động.

Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Mẹ sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, lớn lên phải đi ở cho địa chủ 18 năm, sau Cách Mạng tháng Tám mẹ mới lấy chồng làm vợ lẽ.


Trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Trước tình hình như vậy Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm công việc quan trọng này. Từ nhỏ mẹ đã quen với công việc sông nước, tuy tuổi cao nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn. Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

Đáng kể nhất là trong các trận diễn ra ngày 7,8 và 11/021965 địch tập trung đến oanh tạc khu vực thị xã Đồng Hới, trong lúc lửa đạn mịt mù ngút trời, bà đã dũng cảm đưa chị Nguyễn Thị Trang sinh cháu mới 12 ngày tuổi, hốt hoảng vì bom đạn của kẻ thù do máy bay oanh tạc, chị đã nhảy xuống sông Nhật Lệ. Mẹ suốt đã cứu được mẹ con chị Trang khỏi chết đuối.


Một lần khác đưa mười em bé sang sông cũng vì bom Mỹ thuyền bị lật, các em nhảy xuống sông mẹ đã dũng cảm cứu cho các cháu được vẹn toàn, không một cháu nào bị thương vong.

Hình ảnh người mẹ với một con đò, một mái chèo và bộ quần áo bà ba, có chiếc khăn dù ngụy trang, từ tháng 2/1965 đến tháng 4/1966, bà đã chèo hàng trăm lượt qua sông. Trong đó có không ít lần phải vượt qua làn bom lửa đạn và các trận đánh phá ác liệt của giặc Mỹ trên dòng sông Nhật Lệ. Cảm phục trước tấm gương lao động quên mình ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng làm tròn nhiệm vụ của người chèo đò. Các cán bộ, chiến sỹ, bà con qua sông đều gọi mẹ với cái tên thân thương Mẹ Suốt.

Từ đó Mẹ Suốt đã đi vào lòng người qua lời thơ tiếng hát của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh của Mẹ Suốt còn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng bất khuất, là nguồn sức mạnh cổ vũ động viên hàng ngàn cán bộ chiến sỹ ta vững tay súng ở chiến trường đánh Mỹ. Do những công lao đóng góp đó, ngày 1/1/1967 Mẹ Suốt được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lao động.

Ngày nay để giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, nhân dân Quảng Binh quê hương tôn vinh mẹ đã dựng tượng Mẹ Suốt ngay trên dòng sông Nhật Lệ với dáng đứng hiên ngang cùng năm tháng như một huyền thoại về đức hy sinh, tinh thần xả thân của phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lâp tự do.



5. La Thị Tám (1949), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (1969).

Chị La Thị Tám sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Có lẽ vì sinh ra và lớn lên trong tiếng bom rơi đạn nổ cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nên con người ở đây đã luôn tỏ rõ ý chí và nghị lực sắt đá.

Năm 1967, chị Tám vào bộ đội (thuộc đơn vị chủ lực Đại đội 2 - Giao thông vận tải) đóng tại Đồng Lộc. Theo miêu tả của nhiều người, chị là một người con gái bé nhỏ như... hạt mít, nhưng lại đảm nhiệm một công việc nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết.

Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ, những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào, để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được, cắm tiêu được một số lượng bom hết sức khủng khiếp: 1.205 quả. Hiện lên giữa bom đạn mù trời là một người con gái dũng cảm, kiên trung, cái sống và cái chết thật mong manh mà miệng vẫn luôn nở nụ cười. Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái kiên trung ấy...

Sau chiến tranh chị về quê hương, lập gia đình rồi chuyển về làm việc ở Đảng uỷ cơ quan dân chính Đảng cấp tỉnh.

Năm 1970, nhạc sĩ Doãn Nho đã viết ca khúc Người con gái sông La dựa trên lời thơ Phương Thúy, lấy từ hình ảnh La Thị Tám và 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.



6. Anh hùng Liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm (1950-1969), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.

Chị Lê Thị Hồng Gấm sinh năm 1950 tại tỉnh Mỹ Tho nay thuộc tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình lao động nghèo.

Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú quê hương Mỹ Tho. Tấm gương can đảm của những Thủ Khoa Huân, Trần Xuân Hoà đã tạo cho chị lòng yêu quê hương, căm thù quân xâm lược. Chị còn nghe kể về chiến công nghĩa quân Tây Sơn tại Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1779.

Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏivòng vây.

Năm 18 tuổi, chị được phân công về làm xã đội phó xã nhà. Khi ấy, chị ở hầm bí mật, cứ đêm lại về từng gia đình vận động nhân dân. Quê hương giải phóng, chị cùng bà con tổ chức sản xuất.

Với những thành tích ấy, chị được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, tức Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1969, trong một lần đi công tác, chị savào trận địa phục kích của giặc và bị hi sinh. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng Miền Nam.

Sau cái chết của người anh hùng 19 tuổi, phong trào học tập chị được dấy lên. Ngay quê hương chị, một đơn vị vũ trang nữ được mang tên Lê Thị Hồng Gấm. Tinh thần hy sinh kiên cường của chị là nguồn sức mạnh tiếp thêm, tạo ra những chiến công của đơn vị.

Cảm động trước sự hy sinh anh dũng của Lê Thị Hồng Gấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm.

II. Những tấm gương các nhà khoa về kiên trì nhẫn nại học tập vượt khó đến thành công

1.Charles Robert Darwin (12 tháng 2, 1809 – 19 tháng 4, 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.
Sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong 5 năm trời, Charles Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỉ 19: loài người có họ hàng với loài vượn! Trong cuốn sách "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) ông đã đưa ra một quan điểm có tính chất cách mạng nói rằng tất cả các loài sinh vật, từ con kiến cho đến con voi, đều nằm trong vòng chọn lọc của tự nhiên. Những con vật thích nghi với tự nhiên sẽ tồn tại; những con không thích nghi sẽ bị diệt vong. Nhà thờ và công chúng đã bị sốc nặng qua cuốn sách trên. Họ kêu: "Con người do Chúa trời tạo ra... Con người là loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị." Những cuộc tranh cãi bùng lên xoay quanh một quan điểm cốt tử: sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào. Cuối cùng thế giới khoa học đã đồng ý với Darwin.
Lý thuyết của Darwin ngày nay có lẽ đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận. Thực vậy, những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ rằng loài người xét cho cùng có chung một thủy tổ. Nhưng con người thời ấy cứ tưởng mình là chúa tể sáng thế, mọi giống loài khác đều chịu sự thống trị của mình, và đôi khi còn bị loài người hủy hoại.
2.Louis Pasteur
Pat-xtơ không thích tranh luận, ông luôn mải mê làm việc. Cuộc đời ông là những năm làm việc cần cù và đấu tranh đầy gian khổ đối với những kẻ đối địch và với bản thân mình.
Chính trong phòng thí nghiệm đã nảy nở những phương hướng mới trong tài năng của Pat-xtơ, ông là một người làm thí nghiệm cẩn thận và một nhà phát minh xuất sắc. Bình Pat-xtơ do ông phát minh ra là một bình cầu có cổ nhỏ và cong. Hơn 100 năm trước, người ta giữ rượu nho mới cất vào trong bình, đến nay rượu vẫn không bị chua chính nhờ hình thù kỳ lạ của bình đã tránh cho rượu nho khỏi bị lên men. Pat-xtơ là một nhà hoá học, nhà sinh vật học, bác sĩ và lại còn đảm trách nhiệm vụ của một kỹ sư.
Pat-xtơ được cả thế giới biết đến vì những công trình chống bệnh dại của ông. Ông là người đầu tiên đề xướng tiêm chủng phòng dại. Ngoài việc nghiên cứu quá trình lên men và giải quyết cuộc tranh luận hàng thế kỷ về vấn đề “tự sinh sản”, Pat-xtơ đã nghiên cứu ra các nguyên nhân làm biến chất rượu nho và bia, các loại bệnh của con tằm, sự nhiễm trùng và áp dụng thuốc chủng. Pat-xtơ không chỉ liên hệ giữa khoa học và đời sống mà còn đồng cam cộng khổ với nhân dân. Bằng những kiến thức khoa học, ông đã cứu những nông dân làm rượu nho và chăn tằm khỏi bị phá sản.
Pat-xtơ là một ông già râu tóc bạc phơ có đôi mắt hiền hậu, ông đã sống được đến ngày vinh quang nhất của cuộc đời mình. Hiện nay trong nhà ông còn giữ được hơn 25 ngàn thư từ và tài liệu. Đó là những lời cảm ơn của tất cả mọi người trên thế giới đối với nhà bác học Pháp vĩ đại. Ngày 29 tháng 12 năm 1983, Pat-xtơ trở thành Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Trong số những bức thư chúc mừng từ nước Nga gửi tới thấy có bức thư của nhà bác học Nga Xtô-lê-tôp.
Viện Pat-xtơ là trung tâm nghiên cứu sinh vật và vi sinh lớn nhất nước Pháp. Từ phòng thí nghiệm thô sơ của Pat-xtơ, người sáng lập ra Viện, ngày nay, Viện đã có cơ ngơi là hàng loạt những ngôi nhà thí nghiệm hiện đại.
Những hạt giống do Pat-xtơ gieo trồng nay đã mọc lên khắp nước Pháp. Tên tuổi Pat-xtơ cả thế giới đều biết. Chúng ta không thể nào quên được những lời trứ danh này của Viện sĩ hàn lâm Ti-mi-ri-a-dep nói về Pat-xtơ: “Những thế hệ mai sau sẽ tiếp tục sự nghiệp của Pat-xtơ. Cho dù họ có đi xa đến đâu chăng nữa thì vẫn là đi theo con đường do Pat-xtơ chỉ ra, đó là điều mà ngay cả những thiên tài trong khoa học cũng không thể nào làm khác được”.
3. Nhà bác học Anhxtanh
Anbe Anhxtanh (1879 - 1955)
Tia sáng bị cong đi trong trường lực hấp dẫn của mặt trời

• Quy luật chuyển động của sao Thủy ở điểm gần mặt trời nhất: sau mỗi vòng quay quanh mặt trời, vị trí điểm gần mặt trời nhất của sao Thủy bị biến đổi một ít.

• Tia quang phổ trong trường lực hấp dẫn bị dịch chuyển về phía ánh sáng đỏ (phía sóng dài)

Ngày 29/5/1919, các nhà thiên văn người Anh thông qua quan sát nhật thực đã chứng minh tính chính xác của Thuyết tương đối rộng của Anhxtanh: Tia sáng bị uốn cong trong trường lực hấp dẫn của mặt trời, không gian là không gian cong, học thuyết mới về lực hấp dẫn hoàn toàn chính xác. Hai dự đoán sau cũng lần lượt được nghiệm chứng. Anhxtanh nhanh chóng trở thành thần tượng được cả thế giới sùng bái, từ khắp nơi trên thế giới lời mời gửi đến Anhxtanh như những đợt sóng triều. Ông đã đến nhiều nơi trên thế giới để thuyết trình về thuyết tương đối, ông được mệnh danh là “Niutơn của thế kỷ 20”.

Năm 1933, để phản đối chế độ phát xít Đức, Anhxtanh đã rời bỏ nước Đức đến định cư ở thành phố Prinxetôn nước Mỹ. ở Mỹ Anhxtanh đã có nhiều bài diễn thuyết cho hòa bình của nhân lọai. Ông đã sống 22 năm ở Mỹ. Ngày 18 tháng 4 năm 1955 Anhxtanh đx vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ 76 tuổi. Thế giới mất đi một nhà khoa học kiệt xuất nhất, nhân lọai mất đi một người lương thiện nhất. Ông mất đi nhưng tên tuổi ông đã trở lên bất tử, đúng như lời ông nói: “Chúng ta chết đi nhưng sự nghiệp sáng tạo chung của chúng ta sẽ còn mãi mãi”.
4. Nữ bác học Mary Quyri
Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất họ đặt tên là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polskatheo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radium vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).
Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.
Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling).
Sau khi chồng bà qua đời, dư luận đồn thổi bà có một cuộc tình với nhà vật lý Paul Langevin, một người đã có vợ và bỏ vợ, gây ra một cuộc xì căng đan. Tuy bà là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp, dư luận Pháp có phần bài ngoại vì bà là một người nước ngoài, từ một nơi ít người biết đến (lúc ấy Ba Lan là một phần của Nga) và có nhiều người gốc Do Thái (Marie là một người vô thần lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng việc đó không ảnh hưởng đến dư luận). Hơn nữa, Pháp lúc đó hãy còn rung động về vụ Dreyfus. Điều ngẫu nhiên là sau này cháu trai của Paul Langevin là Michel đã kết hôn với cháu gái của Marie Curie là Hélène Langevin-Joliot.
Trong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và của chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh.
Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.
Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và người làm mỹ dung đã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.
Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.
Con gái lớn nhất của bà, Irène Joliot-Curie, cũng được trao một giải Nobel hóa học trong năm1935, một năm sau khi Marie Curie qua đời. Con gái út của bà, Eve Curie, viết một cuốn tiểu sử về Marie sau cái chết của mẹ mình.
Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.
Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hinh bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.
5. PYTHAGORE (580-500 Tr. CN)
Pythagore (Patigo) sinh vào khoảng 580-500 Tr. C.N. người Hy Lạp, quê ở đảo Sa.rnos, một trung tâm thương mại và văn hóa thời bấy giờ. Tương truyền rằng thời trai trẻ ông đi du lịch nhiêu nơi ờ ấn Độ, Ai Cập, Babylone để học tập nền ván hóa cổ ờ các nước.

Tuổi ngoài 50, ông mới trở về châu Au định cư ở một hệ cảng và là trung tâm văn hóa ở tận cùng miên Nam bán đảo ngựa. Tại đây, ông mở trường dạy Triết học, Thần học, Đạo đức học, toán học trong vòng 30 năm. Vào cuối đời, trong một đêm biếnđộng chính trị và xã hội của phong tràoquần chúng, trường bị .đốt cháy, cụ già Pythagore ngợm 80 tuổi bị chết trong đám lửa. Sau đó, các học trò của ông tản mạn sang Hy Lạp mở các trường dạy chủ yếu vê số học, hình học tạo nên trường phái Pythagore.

III. Những con người đương đại vượt khó thành công
1. Bill Gates - sinh năm (SN) 1955, sáng lập tập đoàn Microsoft

Tờ báo của ĐH Harvard “Harvard Crimson” đã gọi Bill Gates là "Người bỏ học nổi tiếng nhất của Harvard". Trong khi đó, thế giới tôn vinh ông là “Người giàu nhất thế giới” trong hơn một thập kỷ. Hiện nay, dù không ở vị trí đầu bảng, ông vẫn nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Bill Gates vào học Harvard trong mùa thu năm 1973. Hai năm sau, ông bỏ học để thành lập Microsoft cùng với người bạn Paul Allen. Năm 2007, Bill Gates nhận được bằng tiến sỹ danh dự của trường Harvard.
Tại buổi lễ phát bằng, Bill Gates phát biểu: "Tôi là một người gây ảnh hưởng xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời đến dự lễ tốt nghiệp của các bạn. Nếu tôi phát biểu tại lễ nhập học của các bạn, có lẽ số người dự buổi lễ tốt nghiệp hôm nay sẽ ít hơn".
2. Steve Jobs - SN 1955, tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple
iPad, iPod và thậm chí cả cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear (ngôi sao đồ chơi trong truyện Toy Story của hãng Disney) có thể sẽ không tồn tại nếu Steve Jobs vẫn ở lại trường. Do gặp khó khăn về tài chính, Jobs phải thôi học ở Trường cao đẳng Reed chỉ 6 tháng sau khi nhập học.
Sau đó, ông thành lập hãng Apple, NeXT Computer và Pixar, đây là những hãng có ảnh hưởng đáng kể trong sự phát triển của công nghệ và văn hóa hiện đại.

Steve Jobs vẫn nghĩ rằng thời gian học ngắn ngủi tại Trường cao đẳng Reed không phải là vô ích. Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2005 tại Trường đại học Stanford, Jobs thừa nhận lớp học thư pháp mà ông dự tại Trường cao đẳng Reed đã tạo cho ông những nền tảng của kiểu in được sử dụng trong thế hệ máy tính Macintosh đầu tiên.
3. Frank Lloyd Wright - SN 1867, một trong những kiến trúc sư nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng nhất trong nửa đầu thế kỷ 20

Là kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Mỹ, Wright dành nhiều thời gian cho việc thiết kế những trường đại học hơn là dự những lớp học ở đó.

Nhập học Trường đại học Wisconsin-Madison năm 1886, một năm sau Wright bỏ học. Ông chuyển đến Chicago và sau đó trở thành thợ học việc của Louis Sullivan, "cha đẻ của kiến trúc hiện đại".

Những tác phẩm đồ sộ của kiến trúc sư Wright bao gồm hơn 500 công trình mà trong đó những công trình nổi tiếng nhất là biệt thự được xây trên thác nước mang tên Fallingwater và Bảo tàng Solomon R. Guggenheim của TP New York.
4. Buckminster Fuller - SN 1895, kiến trúc sư, nhà thiết kế và nhà sáng chế nổi tiếng

Hai lần bị đuổi học khỏi trường Harvard, kiến trúc sư - nhà sáng chế Buckminster Fuller không gặp suôn sẻ thời gian đầu sau đó: Ông trải qua nhiều lần thất bại trong kinh doanh và những đau buồn sau cái chết của con gái.

Khi Fuller vào tuổi 32, cuộc đời ông bắt đầu sang trang. Những ý tưởng khác thường của ông đã thu hút sự chú ý của công chúng và cấu trúc mái vòm hình cầu đã mang đến cho ông sự nổi tiếng và công nhận trên thế giới.
5. James Cameron - SN năm 1954, đạo diễn điện ảnh tên tuổi, từng làm phim Titanic

Có vẻ như đạo diễn đoạt giải Oscar James Cameron đã đi đường vòng để đến Hollywood. Sinh ra và lớn lên ở Canada, Cameron cùng gia đình chuyển đến California, Mỹ năm 1971. Ông học ngành Vật lý ở Trường cao đẳng Fullerton trong thời gian không lâu lắm. Sau khi bỏ học, Cameron cưới một nữ hầu bàn và trở thành công nhân lái xe buýt cho trường học địa phương.

Đến năm 1977, sau khi xem phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Cameron quyết định chuyển nghề và dấn thân vào ngành phim ảnh. Trong 30 năm tiếp theo, ông tạo ra một số bộ phim khoa học viễn tưởng tuyệt vời nhất (và tốn kém nhất) của giai đoạn cuối thế kỷ 20.
6. Mark Zuckerberg - SN 1984, tổng giám đốc điều hành của Facebook
Mark Zuckerberg từng là sinh viên trường Harvard. Hồi còn học trường ĐH danh tiếng này, Mark Zuckerberg đã phát triển facebook trong phòng ký túc xá với ý định cho sinh viên trong trường Harvard sử dụng. Giờ đây Facebook đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Khi sự ưa chuộng dành cho Facebook bùng nổ, Zuckerberg thôi học và chuyển công ty tới California.

Đến nay quyết định của anh chàng 8X đã tiến triển khá tốt đẹp. Theo tạp chí Forbes, Zuckerberg là tỷ phú trẻ tuổi nhất trên thế giới với tài sản ròng năm 2010 lên tới 4 tỷ USD.
7. Tom Hanks - SN 1956, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim nổi tiếng
Tom Hanks từng đoạt 2 giải Oscar cho cho các vai diễn trong phim Philadelphia và Forrest Gump. Khi còn trẻ, Tom Hanks đã bỏ học để làm tập sự toàn thời gian tại công ty rạp hát Great Lakes Theater Festival ở Cleveland, bang Ohio. Những kinh nghiệm thu được khi làm việc tại rạp hát đã đặt nền móng cho sự nghiệp của Hanhks ở Hollywood.
Là một trong những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất, đạo diễn và nhà viết kịch bản có quyền lực nhất, Hanks chưa bao giờ lãng quên cuộc sống trước đây của mình. Năm 2009, Hanks đã hỗ trợ việc quyên tiền để xây dựng lại rạp hát Cleveland nơi anh khởi nghiệp.
8. Harrison Ford - SN 1942, ngôi sao điện ảnh
Harrison Ford, nổi tiếng với bộ phim Star Wars và Indiana Jones, đoạt giải Quả cầu vàng. Ông từng học chuyên ngành Triết học tại Trường cao đẳng Ripon nhưng đã bỏ học ngay trước khi tốt nghiệp. Sau đó ông đóng một vài vai nhỏ trong một số phim của Hollywood.
Không thỏa mãn với việc là một diễn viên không được chú ý, Ford chuyển sang làm thợ mộc chuyên nghiệp. Gần 10 năm sau, ông có cơ hội được đóng vai chính trong phim Star Wars năm 1977 và phim này đã mang đến cho ông sự nổi tiếng ngay lập tức.
9. Lady Gaga - SN 1986, ca sĩ, nhạc sĩ pop/dance
Ngôi sao ca nhạc Lady Gaga có tên thật là Joanne Angelina Germanottav. Lady Gaga đăng ký học trường Nghệ thuật Tisch danh tiếng thuộc đại học New York nhưng đã bỏ học một năm sau đó để toàn tâm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.
Năm 2008, Lady Gaga ra mắt album “The Fame” và kể từ đó toàn thế giới biết đến Gaga.

10. Tiger Woods - SN năm 1975, một trong những vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại
Không giống như một số tài năng thể thao khác đã bỏ học để theo đuổi sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp, Woods đã chọn con đường chơi golf không chuyên tại Trường đại học Stanford khi là sinh viên chuyên ngành Kinh tế học.



Sau hai năm học tại trường Stanford, Woods chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp và chính thức chấm dứt việc học. Sau đó anh trở thành một trong những vận động viên được trả lương cao nhất trên thế giới, kiếm hàng năm hơn 100 triệu USD khi đứng trên đỉnh cao sự nghiệp.
IV. Vụ tiêu điểm : hủy hoại môi trường sống
1. Đổ rác thải xuống sông tô lịch làm ô nhiễm nguồn nước và không khí làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân .
2. Sự cố tràn dầu trên biển làm các loài sinh vật biển chết
3. Các nhà máy xả khói cùng với các phương tiện giao thông góp phần làm trái đất nóng lên ô nhiễm bầm khí quyển .
4. Đốt rừng phá rừng làm nương rẫy
5. Hình thức săn bán trái phép các loài động vật làm chúng đang dần có nguy cơ bị tuyệt chủng
V. Lối sống buông thả xa vào tệ nạn gây hại cho xã hội và bản thân

1. Bà Tưng tung những hình ảnh và video gây sốc hở hang ăn mặc thiếu vãi
2. Quân Kun chụp ảnh khỏa thân gây phản cảm tới cộng đồng mạng
3. Cháu giết bà chỉ vì 20.000 đồng cướp của bà đi chơi điện tử
4. Hoa hậu Mỹ Xuân cầm đầu đường dây mua bán dâm
5. Có một số bạn chẻ thường xuyên thức đêm đàn đúm tụ tập sử dụng những chất kích thích , đua xe máy .

VI. Sự kiện tiêu biểu cho vấn đề nóng hiện nay
1. Thẩm mỹ viện Cát Tường phẫu thuật không thành công thả xác bệnh nhân trôi song
2. Bảo mẫu đánh trẻ bị quay clip gây bức xúc tới các bậc phụ huynh
3. Vụ hôi bia tài xế van xin nhưng vẫn bị hôi của
4. Vụ con rủ chú vào chặt chân mẹ trong bệnh viện
5. Mỹ uy hiếp Syria gây ảnh hưởng tới nền hòa bình thế giới
Về Đầu Trang Go down
 

Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Minh Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Thị Hải Anh
» Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Mai Loan
» Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Vân Thanh
» Dẫn chứng NLXH-Nguyễn Thủy Tiên
» Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Mai Loan (tiếp)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-