GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Những dẫn chứng Nghị luận xã hội – Đỗ Bích Thuỷ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Phương Phương



Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 9
Join date : 20/10/2013
Age : 26
Đến từ : Bắc Ninh

Những dẫn chứng Nghị luận xã hội – Đỗ Bích Thuỷ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Những dẫn chứng Nghị luận xã hội – Đỗ Bích Thuỷ    Những dẫn chứng Nghị luận xã hội – Đỗ Bích Thuỷ  I_icon_minitime1/2/2014, 6:06 pm

A. Những tấm gương về ý chí, sự dũng cảm, hy sinh, vị tha, đồng cảm, chia sẻ.
I. Những tấm gương về ý chí, nghị lực

1. Nhà soạn nhạc Beethoven
Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

2. Liz Murray
Elizabeth Murray sinh năm 1980 trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.

3. Jessica Cox
Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên, sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy tính bằng chân rất nhanh: 25 từ/phút.

4. Hồ Chí Minh
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù biết rằng sẽ rất khó khăn, vất vả và cả hiểm nguy. Lúc đó có người khuyên anh không nên đi và hỏi nếu đi ra nước ngoài thì sống thế nào? Nguyễn Tất Thành đã xòe hai bàn tay ra và nói: Đây, sẽ sống bằng chính cái này! Điều đó đã cho thấy nghị lực và ý chí quyết tâm của Người ngay từ buổi đầu của hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân.

Rời bến Nhà Rồng, Người xuống làm phụ bếp trên con tàu của Pháp với một tên mới là Ba. Hàng ngày, anh Ba phải làm việc từ 4 giờ sáng, công việc vất vả suốt cả ngày, đến 9 giờ tối mới xong. Sau khi làm xong mọi việc, anh tranh thủ học tập, đọc hoặc viết đến 11, 12 giờ đêm mới nghỉ, để 4 giờ sáng hôm sau lại bắt tay vào những công việc của một ngày mới. Sau một tháng lênh đênh trên biển, ngày 6/7/1911, tàu cập cảng Mác-xây, một thành phố lớn của nước Pháp. Anh ngạc nhiên thấy ở Pháp cũng có những người nghèo khổ như ở nước mình.

Đầu năm 1912, Nguyễn Tất Thành từ Pháp qua châu Phi sau đó sang Mỹ, tại đây anh có dịp hiểu rõ được cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng. Giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ để sang Anh, mới đầu anh xin làm chân quét tuyết cho một trường học, sau đó làm đốt lò ở trung tâm sưởi ấm của thành phố Luân Đôn. Đây là một công việc rất nặng nhọc, trong hầm hết sức nóng, ngoài trời vô cùng lạnh nhưng anh không có đủ quần áo ấm để mặc. Với số tiền ít ỏi dành dụm được, không đủ trang trải cho cuộc sống nên anh phải đến làm thuê cho một khách sạn, với những công việc như rửa nồi, chảo, bát đĩa và phụ bếp. Anh vừa lao động vừa học tập và tham gia Hội những người lao động hải ngoại ở Luân Đôn.

Những năm tháng làm việc vô cùng vất vả ở nước Anh, Nguyễn Tất Thành đã tích luỹ thêm được những hiểu biết về chế độ chính trị của xã hội tư bản, về đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa chính quốc và thuộc địa; đồng thời tự trang bị cho mình một trình độ kiến thức khá vững vàng về tiếng Anh - một công cụ giao tiếp rất quan trọng trong sinh hoạt và đấu tranh chính trị.

Giữa năm 1916, Nguyễn Tất Thành quay trở lại nước Pháp và hoà mình với quần chúng lao động nghèo giữa thành phố Pa-ri tráng lệ, sau đó gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ở Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc sống chủ yếu bằng nghề in phóng ảnh, do việc làm không ổn định, đời sống gặp nhiều khó khăn nên phải nhận thêm việc vẽ quạt, lọ hoa và chao đèn. Từ khi gửi "Bản yêu sách tám điểm" tới Hội nghị Véc-xây thì sự tìm kiếm việc làm của anh càng khó khăn, nên khi có bất cứ việc gì kiếm được tiền anh đều phải tranh thủ làm và hết sức tiết kiệm chi tiêu để đề phòng những lúc thất nghiệp hay ốm đau. Anh ăn uống rất tằn tiện; về mùa đông giá lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, anh để viên gạch vào cạnh lò bếp, chiều về lấy ra bọc vào trong những tờ báo cũ để xuống giường nằm cho đỡ rét.

Tháng 7/1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô. Sau đó, Người sang Quảng Châu bắt liên lạc với nhóm trung kiên để xây dựng các tổ chức cách mạng. Hoạt động ở Trung Quốc được gần ba năm, Nguyễn Ái Quốc quay trở lại Mát-xcơ-va, sau đó bí mật trở lại Pháp và một số nước khác.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến Hương Cảng để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cảnh sát Anh, Pháp ráo riết truy tìm Nguyễn Ái Quốc. Ngày 6/6, cảnh sát Anh bắt được Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông và đưa về giam giữ tại nhà tù Vích-to-ri-a. Bị kẻ thù giam cầm hơn một năm, trong điều kiện sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn nên sức khoẻ của Nguyễn Ái Quốc ngày càng suy giảm, bệnh tình tái phát. Song, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Luật sư Lô-dơ-bai, kẻ địch buộc phải trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc.

Từ Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc trở lại Mát-xcơ-va để tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bí mật trở lại Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức đảng ở hải ngoại và tìm đường về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Trở về Tổ quốc sau hơn 30 năm xa cách, Bác lại cùng với các đồng chí lãnh đạo của Đảng tiếp tục vượt qua những khó khăn thử thách mới để chèo lái con thuyền cách mạng tiến lên. Tuy nhiên, tình hình cách mạng lúc này có những bước phát triển mới đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế để chống đế quốc. Vì vậy, ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh lại lên đường đi Trung Quốc. Sau 15 ngày đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27/8/1942, Người bị nhà đương cục Tĩnh Tây bắt giam, kẻ địch đã đối xử hết sức tàn bạo với Người, có những lúc cái chết cận kề nhưng Người vẫn bình tĩnh tự tin vào lý tưởng và con đường cứu dân, cứu nước mà mình đã chọn. Một lần nữa sức mạnh của nghị lực, ý chí quyết tâm đã giúp Người đạp bằng mọi hiểm nguy, mưu trí đấu tranh thoát khỏi được nanh vuốt của kẻ thù để trở về với đồng chí, đồng bào, lãnh đạo cách mạng tiến lên giành thắng lợi.

Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đã để lại cho chúng ta, nhất là thanh niên Việt Nam những bài học quý giá về nghị lực và ý chí quyết tâm trong hành trình tìm đường cứu nước.

5. Bạch Quang Thái
Quang Thái sinh ra vốn khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng lên 3 tháng tuổi, một cơn sốt bại liệt đã khiến đôi chân em sau này không thể đi lại được bình thường. Do đó, tuổi thơ của em phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách. Đến tuổi đi học, em được mẹ cõng đến lớp học chỉ để em biết chữ. Nhưng em đã khiến mẹ hoàn toàn bất ngờ vì thành tích học tập của mình, từ lớp 1 đến lớp 5 năm em luôn đạt học sinh giỏi, xuất sắc. Thấy con ham học, mẹ em cố gắng khắc phục mọi khó khăn cho em được tiếp tục học lên cao hơn.
Nhưng học lên THCS, khi em đã đủ lớn để nhận biết được những khiếm khuyết, thiệt thòi của cở thể mình nên sinh ra tự ti, mặc cảm, chán nản dẫn đến việc học hành sa sút. Có lúc tưởng chừng em không thể vượt qua nổi để tiếp tục con đường học hành. Thế nhưng, em vẫn nỗ lực học hết THCS, rồi cấp THPT.
Tốt nghiệp THPT, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, em đã quyết tâm đi học nghề để sau này có thể làm việc tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình, những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên, ý định đó của em đã bị cô giáo khuyên ngăn, vì theo cô một người khuyết tật, không tự đi lại được như em học nghề sẽ rất khó khăn, rồi ra trường em cũng sẽ không thể làm được việc... Nhưng em vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, em đã học nghề thành công và có thể làm được việc như những người bình thường.
Đến bây giờ, Thái là Chủ tịch CLB sinh viên khuyết tật, một nhà vô dịch xe lăn Việt Nam tại các kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc-Para Games với hàng chục Huy chương vàng và một Huy chương đồng ASEAN Para Games lần thứ nhất tại Malaysia 2001. Hơn thế, Thái còn là một tấm gương về nghị lực, ý chí vượt lên hoàn cảnh, số phận tật nguyền để trở thành một cử nhân kinh tế (khoa quản trị kinh doanh- ĐH Phương Đông), một lập trình viên máy tính giỏi…

II. Tấm gương về lòng dũng cảm.

1.Cụ Nguyễn Thị Suốt-mẹ Suốt (1906-21/8/1968), Liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng Anh hùng Lao động.
Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Trước tình hình như vậy Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm công việc quan trọng này. Từ nhỏ mẹ đã quen với công việc sông nước, tuy tuổi cao nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn. Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

2.Kim đồng
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền sinh năm 1928 , người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Hà Quảng (nay là xã Trường Hà), huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một thiếu niên người dân tộc Tày...Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

3. Những con người dũng cảm trong vụ chìm phà chấn động
Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải).

III. Những tấm gương đồng cảm, sẻ chia, hy sinh.

1.Hồ Chí Minh
Bác Hồ tự nguyện nhịn một bữa ăn vào cuối tuần để dành gạo cứu đói nhân dân trong những ngày đầu cách mạng Tháng Tám (1945), từ đấy đã dấy lên phong trào hũ gạo cứu đói trong mọi gia đình người Việt Nam lúc bấy giờ.

2.Cậu bé Nhật và gói lương khô
Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh phóng viên chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh phóng viên hỏi: "Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?" Bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ...!"
3.Pie Curie và Marie Curie
Ông bà Pie và Marie rất nghèo. Họ miệt mài thí nghiệm, nghiên cứu ra phương pháp điều chế Radi. Nếu giữ lại phương pháp đó và bán bản quyền cho các công ty thì sẽ thu được rất nhiều tiền. Nhưng không, Ông bà Quyri đã công bố cho toàn thế giới biết, để khoa học phát triển nhanh nhất có thể. Vì thế, ngày nay chúng ta mới có Điện nguyên tử để phục vụ thế giới này. Ông Pie chết năm 39 tuổi vì tai nạn xe ngựa. Còn bà Mari chết năm 65 tuổi vì bệnh viêm phổi. Người ta nói rằng bà ấy chết vì những năm tháng miệt mài với các thí nghiệm độc hại. Ông Pie và bà Mari đều được giải Noben về Hoá học và Vật lý.

4.Chương trình nghệ thuật kêu gọi mọi người hỗ trợ những người khuyết tật, những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn,…
Tối ngày 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đêm nghệ thuật “Những trái tim đồng cảm” đã được tổ chức. Đây là chương trình thường niên của Tạp chí Gia đình và Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) nhằm kêu gọi các tấm lòng hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. ban tổ chức đã nỗ lực vận động, kêu gọi được 15 tỷ đồng, nhờ đó mà rất nhiều trẻ em đã được mổ tim nhân đạo, những ngôi nhà tình thương được xây dựng khang trang cho trẻ em mồ côi, học sinh nghèo được tiếp sức đến trường …
B Những nhà khoa học vượt qua khó khăn, trở ngại để thành công
1. Alfred Nobel
Nobel nghiên cứu về Nitroglycerin, một loại chất nổ phân giải ở 50-60 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ 218 °C. Dù rất nguy hiểm, Nobel vẫn miệt mài nghiên cứu. Sau vài lần nghiên cứu với bố, anh cũng tìm ra nguyên lý của thuốc nổ và, mọi người đã chứng kiến một cách kinh ngạc.
Nhưng do Alfred Nobel chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, rất nhiều công nhân thiệt mạng, trong đó có cả Emil, em Nobel. Sau lần tai nạn đó, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ.

2 Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill
Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là "một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội" và "một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn".

3. Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison
Thầy giáo của Edison từng mắng ông là "dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì". Edison đã mang chuyện này kể lại với mẹ. Mẹ ông nghe xong liền nổi giận. Bà đùng đùng dẫn con trai tới trường và bảo với thầy giáo của Edison rằng, "trí óc của nó còn hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Và sau này ông trở thành một nhà phát minh vĩ đại của nhân loại.

4. Ông "gà rán" Harland David Sanders
Hình ảnh quen thuộc của gà rán KFC nổi tiếng toàn cầu là hình ảnh một ông già lịch lãm trong bộ vest trắng, chòm râu bạc và cà vạt đen. Đó chính là người lập nên KFC, “Đại tá bang Kentucky” Harland Sanders. Ngày nay, KFC đã có mặt trên 100 quốc gia, nhưng thuở ban đầu, Sanders đã không bán được món gà của mình. Hơn 1.000 nhà hàng đã từ chối ông.

5. Ông trùm hoạt hình Walt Disney
Walt Disney qua đời năm 1966, nhưng tên tuổi của ông vẫn luôn được nhắc đến bởi hàng triệu người đã từng xem những bộ phim, các chương trình truyền hình và đến các khu vui chơi giải trí của Walt Disney. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Walt Disney từng bị biên tập một tờ báo sa thải vì "thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay ho". Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland.

6. Nhà sáng lập hãng xe Ford – Henry Ford
Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Doanh nghiệp thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống. Nhưng ông không hề nản hí mà tiếp tục cố gắng và giành được thành công trong sự nghiệp của mình.

7. Nhà văn "phù thủy" J.K. Rowling
Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

8. Alexander Graham Bell
Khuyết tật: Mắc chứng khó đọc - viết (dyslexia) và không có khả năng học tập (learning disability) Nhưng ông vân phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích rất lớn cho cuộc suống của con người và cũng là một bướ tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc

9. Albert Einstein
Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối ở lớp), viết rất kém (Cậu từng nói:"Viết đối với tôi là cái gì khó khăn lắm"); có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome, một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc, là một giáo sư giảng dạy tồi)
Thế nhưng vượt qua mọi khó khăn, ông đã có rất nhiều sáng chế, đặc biệt là Thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại.

C. Những tấm gương đương đại vượt khó thành công

1.Osca Pistorius
Là một vận động viên khuyết tật,chạy bằng chân giả. Oscar Pistorius được vinh danh là "người không chân" chạy nhanh nhất hành tinh. Và không nằm ngoài mong đợi, Pistorius đã chạy thẳng vào vòng bán kết Olympic London sau khi đánh bại hàng chục vận động viên bình thường khác trước sự kinh ngạc của người hâm mộ toàn thế giới. Tạp chí Time đã bầu anh vào danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất thế giới" cũng như có khoản thu nhập 4,7 triệu USD/năm.

2. Nguyễn Thị Kim Anh – thủ khoa đại học Ngoại Thương vượt khó thành công.
Nguyễn Thị Kim Anh quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, bởi em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi, bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em. Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng. Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau. Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.

3. Nguyễn Văn Duy – một tấm gương vượt qua khó khăn điển hình.
Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.
Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.
Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập - lao động - sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.


D. Những vấn đề nóng của xã hội
I. Hôi của
1. Những người dân tranh cướp thức ăn, đồ đạc sau cơn bão Haiyan ở Philipines
Cơn bão Haiyan đã qua đi, tàn phá rất nặng nề về người và của tại Philippines. Theo thống kê mới nhất thì đất nước này đã có hơn 10.000 người thiệt mạng do cơn bão Haiyan. Chúng ta không khỏi bàng hoàng trước những sự mất mát, đau thương, trước cả những đống đổ nát. Nhưng có một sự đau lòng lớn hơn, đó là văn hóa và tình người. Sau bão, người dân Philippin dẫm đạp lên nhau tranh giành thức ăn...
Ông Gualberto, bố của 4 người con đi hôi của sau bão Haiyan đau lòng nói: “Trong quá trình tìm kiếm thức ăn và các vật dụng thiết yếu, mọi người đã giẫm lên những người chết và lượm đồ của họ. Cơn bão kinh hoàng khiến nhân phẩm của chúng tôi bị hạ thấp. May mắn, những người trong gia đình tôi vẫn sống sót và tôi cảm ơn trời vì điều đó”.

2.Vụ lật xe bia ở Biên Hoà, Đồng Nai
Trưa ngày 4/12/2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP.HCM ra Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam hiệp (TP Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra "hôi của" mặc cho lái xe khóc lóc van xin.
II. Bệnh vô cảm
Trong y tế thì bác sĩ thờ ơ với nỗi đau của bệnh nhân, y tá thì ăn bớt vắc xin của trẻ em, dù biết nó có thể để lại những hậu quả khôn lường. Doanh nghiệp thì chôn thuốc trừ sâu xuống đất mà không nghĩ đến hậu quả gây ra cho đồng loại. Công quyền thì thờ ơ với dân, ngoài đường thấy tai nạn người ta tụ tập lại vì tò mò nhiều hơn là tìm cách đưa nạn nhân đi cấp cứu…
Một lần, ở đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), có một nữ khách nước ngoài bị tai nạn ô tô, vậy mà tất cả mọi người không ai giúp đỡ bà ấy mà để mấy tiếng sau xe cấp cứu mới tới…

III. Thần tượng.
Giới trẻ hiện nay phát cuồng thần tượng chứ không đơn giản chỉ là sự yêu thích. Đã có những cuộc tranh cãi gay gắt trên các mạng xã hội về vấn đề này. Điển hình là vụ tranh cãi của các fan cuồng K.pop với nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bài thơ có cái tên khá dài: "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất" đã thể hiện quan điểm của những con người thời đại trước từng cầm súng ra trận với giới trẻ ngày nay đang sống trong hòa bình nhưng không ý thức rõ tình yêu của mình đang nằm ở đâu. Bài thơ có những đoạn chỉ trích thẳng vào các fan Kpop. Ngay sau đó, các fan Kpop đã làm ngay một bài thơ phản pháo. Từ đó xuất hiện những quan điểm trái chiều gây nhiều tranh cãi.
IV. Thế giới ảo
Giờ nhiều gia đình quá tập trung vào kinh tế mà quên mất việc giao tiếp, dạy dỗ con cái. Nhiều đứa trẻ suốt ngày chỉ giao lưu với thế giới ảo trên mạng. Thế giới ảo đã gây ra nhiều hậu quả xấu như bị lừa tiền, lừa tình,…
Tiêu điểm là vụ một nữ sinh trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) bị bêu xấu trên mạng xã hội Facebook dẫn tới suýt mất mạng đã làm xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể là nữ sinh này bị một nhóm người đăng những nội dung nhục mạ, xúc phạm, rằng nữ sinh đó đi học kênh kiệu, chảnh choẹ, không hoà đồng, lôi cả phụ huynh vào cuộc và bịa đặt nhiều chuyện riêng tư khác để bôi nhọ nữ sinh đó...
Tiêu điểm thứ 2 là câu chuyện lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để lừa tiền. Chuyện kể về một cậu học sinh tên Nhật (cựu học sinh THPT chuyên T.L, Đà Lạt), do nợ nần chồng chất, Nhật đã bịa ra chuyện em mình bị ruột thừa cần gấp khoảng 10 triệu để cho em phẫu thuật. Có rất nhiều người vì cả tin đã cho Nhật vay tiền và bị y cuỗm trọn.

V . Phá hoại môi trường

Phẫn nộ với du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa
Các du khách Trung Quốc tham gia chuyến du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mới đây đã châm ngòi cho làn sóng phẫn nộ với những hành động phá hoại môi trường cũng như ăn các loại động vật quý hiếm tại đây.
Một du khách tham gia chuyến du lịch mới đây tại Hoàng Sa đã đăng tải trên mạng các bức hình chụp cảnh một nhóm người Trung Quốc vơ vét các loại động vật biển quí hiếm, làm dấy lên lo ngại về hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại khu vực mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam.
VI. Vấn đề băng hoại đạo đức con người
1. Con giữ mẹ cho bố đánh gãy cổ
Đêm 18/9, tổ 45B phường Trương Định, quận Hoàng Mai (Hà Nội) náo loạn vì vụ việc con trai và bố khóa trái cửa đánh mẹ gãy đốt sống cổ và đến nay, theo chuẩn đoán của bệnh viện là đang có nguy cơ bị liệt nửa người vĩnh viễn.
Nạn nhân là bà Lê Thị Liên (sinh năm 1958) hiện đang nằm điều trị trong khoa Sọ não, bệnh viện Thanh Nhàn trong tình trạng chấn thương nặng.
Trên khắp các diễn đàn, các mạng xã hội lớn ở Việt Nam, người ta xôn xao bàn tán về đạo đức của người chồng có học vấn cao, tên N.D.Tiến (sinh năm 1956) - giáo viên dạy Toán lớp 9 của trường THCS Nguyễn Phong Sắc (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và cậu “quý tử” bà Liên mang nặng đẻ đau - N.T.Khôi (sinh năm 1985).

2. Giết người vô nhân tính.
Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương.
Lê Văn Luyện nổi tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.

VII. Lối sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội

Macaulay Culkin - Kevin McCallister
Nổi danh với nhân vật cậu em út bị ông bố đãng trí bỏ quên trong lần cả nhà đi du lịch và phải tự mình đối đầu với lũ trộm trong đêm Giáng sinh trong phim “Ở nhà một mình”, thời còn ở đỉnh cao danh vọng hồi thập niên 1990, Macaulay được coi là diễn viên nhí thành công nhất trên màn ảnh nhỏ. Nhờ có vai diễn này, anh đã được nhận giải thưởng Quả cầu vàng cho vai nam chính xuất sắc nhất và trở thành thần tượng của rất nhiều trẻ em thời bấy giờ. Nhưng "lắm tài nhiều tật", cậu bé Kevin lém lỉnh năm nào đã không tránh được vết xe đổ trên con đường sự nghiệp của mình. Có lẽ do nổi tiếng từ khi còn quá nhỏ nên Macaulay đã không thể kiểm soát được những việc mình làm. Bài báo nào viết về nam diễn viên này cũng chỉ là những vụ bê bối về đời tư. Hết vào nhà nghỉ với bạn gái khi mới 14 tuổi đến bị bắt vì tàng trữ ma túy rồi buộc phải đến trung tâm cai nghiện, sự nghiệp của Macaulay đã bị chính tay anh phá hỏng. Giờ đây, anh chỉ còn là một ngôi sao hết thời đang cố gắng lấy lại tên tuổi và ánh hào quang năm xưa từng đánh mất.

Về Đầu Trang Go down
 

Những dẫn chứng Nghị luận xã hội – Đỗ Bích Thuỷ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Nhung dan chung nghi luan xa hoi-Nghiem Thi Lien
» những dẫn chứng nghị luận xã hội- Nguyễn Thị Mỹ Linh
» Dẫn chứng nghị luận xã hội
» Dẫn chứng nghị luận xã hội
» Những dẫn chứng trong bài văn NLXH - Nguyễn Thị Bích

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-