GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Tiêu đề: Dẫn chứng văn NLXH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dương Phương Anh

Dương Phương Anh

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 12
Join date : 18/12/2012
Age : 26

Tiêu đề: Dẫn chứng văn NLXH    Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiêu đề: Dẫn chứng văn NLXH    Tiêu đề: Dẫn chứng văn NLXH    I_icon_minitime1/2/2014, 5:59 pm


Họ và tên: Dương Thị Phương Anh

I, NHỮNG TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ DŨNG CẢM, HY SINH, VỊ THA CHIA SẺ

1) Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

2) Lê Văn Tám
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa. Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám. Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này. Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam.

3) Hồ Văn Mên sinh năm 1953 tại ấp Thạnh Lộc, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé trong một gia đình nghèo. Lên 6 tuổi, mồ côi mẹ. Năm 10 tuổi, cha bị bọn Mỹ Ngụy bắt đánh đập tàn phế rồi giết chết. Hồ Văn Mên liền vào đội thiếu nhi tham gia giết giặc từ đấy. Đến năm 13 tuổi, Mên đã 3 năm làm cách mạng, tham gia 7 trận lớn nhỏ, diệt 79 tên địch bao gồm các thứ lính, sĩ quan Mỹ, ngụy, lính Pắc-chung-hy (lính ngụy Triều Tiên) cùng nhiều xe cơ giới của địch.
Sống với bà nội, Mên tỏ ra là đứa cháu ngoan, đỡ bà việc nhà, cùng bà đi chợ bán trầu cau lấy tiền sinh sống. Nhiều tên đất, tên làng mang dấu tích và chiến công của Hồ Văn Mên dự trận đánh như: Cua Cát, Phú Văn, Chợ Mới… đã đi vào lịch sử đánh giặc của tỉnh Sông Bé. Một lần bị giặc bắt, Mên đã tìm cách trốn thoát và lại tiếp tục đánh giặc.
Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt hơn năm mươi chín tên sĩ quan và binh lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn. Hồ Văn Mên đã được tặng ba danh hiệu vẻ vang: dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới, dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú.
Năm 1967, Hồ Văn Mên được ra miền Bắc thăm Bác Hồ và là đại biểu nhỏ tuổi nhất trong đoàn thiếu nhi dũng sĩ miền Nam ngày đó. Anh mất ngày 5-3-1984 do vết thương ở sọ não trong một trận đánh giặc trước đây tái phát.

4) Lê Thị Mộng Cầm – Cô lớp trưởng ngoan ngoãn lớp học tình thương xã Khánh Bình
Dáng người nhỏ nhắn không ai nghĩ rằng cô bé Lê Thị Mộng Cầm năm nay đã lên 10 tuổi rồi, vậy mà bạn chỉ đang học chương trình của học sinh lớp một phổ thông, tại lớp học tình thương của xã khánh Bình huyện Tân Uyên
Quê ở Cà Mau, gia đình Cầm lên Bình Dương lập nghiệp và hiện đang sống trong khu nhà trọ ở ấp Khánh Tân, xã Khánh Bình. Cầm là con út trong gia đình có 5 anh chị em, mẹ bị bệnh khớp nhiều năm qua, ba thì già yếu mất sức lao động nên cuộc sống gia đình nhiều khó khăn. Vì nhà nghèo nên em chưa có điều kiện đến trường, nhưng em vẫn mong ước được học chữ, biết tính toán để mai này lớn lên có thể làm việc, phụ giúp ba mẹ. Khi biết có lớp học tình thương của xã Khánh Bình đặt tại văn phòng ấp Khánh Tân dành cho các em nhỏ là con em các gia đình nhập cư, có hòan cảnh khó khăn đến đây lập nghiệp; Cầm và gia đình vô cùng phấn khởi
Chị Mai Thị Kim Phụng – cô giáo, tình nguyện viên lớp học tình thương cho biết “Mộng Cầm là một lớp trưởng ngoan ngoãn, học giỏi, siêng năng và luôn tích cực trong các hoạt động của lớp, thường xuyên giúp đỡ các bạn khác để cùng học tập tiến bộ hơn lên”.

5) Nguyễn Trang Minh Thư – cô bé nhiều nghị lực

Nguyễn Trang Minh Thư năm nay mới 7 tuổi, qua hè này cô lớp trưởng lớp 2/3 này sẽ lên lớp 3, trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, thị xã Dĩ An. Học giỏi, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và vui vẻ nhưng ít ai biết được hoàn cảnh khó khăn của em. Ba và mẹ của Thư ly dị nhau khi Thư mới có 2 tuổi và hiện ba, mẹ Thư đều đã có gia đình riêng, để Thư lại cho bà ngoại đã 67 tuổi, hàng ngày phải đi bán vé số nuôi dưỡng em và bà cố.
Tuổi còn quá nhỏ để cảm nhận hết được sự thiệt thòi của mình nhưng lúc nào trông em cũng vô tư, hồn nhiên. Hằng ngày, bà Ngoại Thư rời khỏi nhà từ lúc 5h sáng để đi bán vé số dạo để Thư ở nhà tự học bài, làm bài tập rồi phụ giúp ngoại những công việc vừa sức. Với Ngoại Thư, dù lớn tuổi nhưng bà vẫn cố rong ruổi đó đây, bán vé số kiếm tiền nuôi Thư ăn học. Động lực và niềm an ủi lớn nhất của bà hiện nay, đó chính là đứa cháu ngoại duy nhất Minh Thư của bà vừa ngoan ngoãn,vừa học giỏi lại biết hiếu thảo với bà. Dù hoàn cảnh đã khó khăn như cô bé lại bị nghẹt tuyến lệ từ lúc nhỏ, mỗi khi ngủ dậy, ngoại phải lau chùi thật sạch để mắt Thư mới có thể dễ nhìn mọi vật. Hầu như lúc nào nước mắt của bạn cũng tràn hoen mi mắt, khiến nhiều bạn bè trong lớp cứ hỏi vì sao Thu hay khóc nhè. Với Thư, được cắp sách đến trường là niềm vui lớn. Ở lớp, cô lớp trưởng Minh Thư luôn tỏ ra gương mẫu trong mọi mặt. Vừa học tập giỏi, vừa năng nổ trong các phong trào, Thư luôn được thầy cô, bạn bè ủng hộ và quý mến.

6) Đó là tấm gương của Lê Như Thiện (học sinh lớp 12A Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu, xã An Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên). Cách đây gần 4 năm, khi nước lũ lớn để về trên sông Cái, mọi người cùng trên đường đi sơ tán, thì Thiện phát hiện bố con anh Lê Hòa đang chơi với giữa dòng nước, nhìn anh đã đuối sức. Với lòng tốt của chàng trai trẻ, Thiện đã bỏ đồ đạc lao vào cứu hai cha con anh Hòa.`Tiếp đó, nghe tiếng kêu cứu của bà Nguyễn Thị Khù cùng đứa cháu, Thiện lại tiếp tục lao ra dòng nước xoáy. Cứu được hai bà cháu, nhưng lúc đó cậu học sinh đã quá đuối sức, nên đã bị dòng nước chảy xiết cuốn đi mãi mãi. Cậu học trò nghèo cũng phải bỏ lại ước mơ được bước chân vào cánh cổng trường Đại học mãi mãi. Đúng như cái tên của mình, Thiện đã làm nhiều việc tốt đẹp và luôn được bà con trong xã nhắc đến với lòng cảm phục vô bờ.
II) NHỮNG TẤM GƯƠNG CÁC NHÀ KHOA HỌC KIÊN TRÌ HỌC TẬP VƯỢT KHÓ ĐẾN THÀNH CÔNG
1) bác học Ê đi sơn được thầy giáo và bạn bè nhận xét là ngớ ngẩn và có đầu óc không bình thường. Ông thường bị bạn bè trêu chọc. Edison thời đó nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Thường xuyên đi học muộn vì sức khỏe của Edison không bình thường. Ông được sinh ra thiếu tháng nên rất hay bị ốm. Thấy đầu óc của Edison luôn mơ mơ màng màng, lại có những câu hỏi khác xa với thực tế nên thầy giáo của Edison cho rằng, ông có vấn đề về thần kinh. Nhưng thực tế thì trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi, Edison đã không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và ông đã mang chuyện này về kể với mẹ. Sau khi rõ ngọn ngành, bà Nancy vô cùng tức giận, dẫnEdison đến trước mặt thầy giáo và tuyên bố: “Ông bảo con tôi điên khùng sao? Tại sao một người thầy giáo lại có thể nói với học trò của mình như vậy? Tôi thấy trí óc của nó còn hơn cả ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và tự dạy cho nó những điều hay lẽ phải để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Từ đấy đã kết thúc ba tháng đi học tại trường của Edison. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất vui mừng khi đảm nhận việc dạy con mình. Bà khuyến khích và dạy Edison đọc rồi làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại: "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng”. Ở độ tuổi 12, Edison bắt đầu mất khả năng thính giác. Chuyện đồn rằng ông đã bị một nhân viên bán vé tàu bạt tai vì làm cháy một toa tàu trong khi thực hiện thí nghiệm. Trong khi đó, Edison nói rằng ông bị thương khi nhân viên nhà ga xách tai ông. Một số khác lại nói ông bị điếc là do một trận sốt phát ban khi còn nhỏ. Tuy nhiên, lời giải thích hợp lý nhất có lẽ là do gen di truyền, vì cha và một trong các người anh của Edison cũng bị mất khả năng thính giác. Cho đến nay, tất cả nguyên nhân vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng có một điều chắc chắn là Edison lại cho rằng việc bị điếc hóa ra lại là điều hay. Ông nói, bị điếc khiến ông dễ tập trung vào các thí nghiệm hơn, không bị phân tán tư tưởng bởi những tiếng ồn xung quanh. Cuộc đời của Edison là một chuỗi những ngày làm việc không ngơi nghỉ. Năm 67 tuổi ông nói: "Mặc dù tôi đã 67 tuổi rồi, nhưng chưa thể là quá già". Bảy năm sau, ông nói: "Bây giờ sức khỏe của tôi vẫn còn tốt, vậy cần phải tiếp tục phấn đấu làm việc". Đến năm 77 tuổi, ông tuyên bố: "Triết học nhân sinh của tôi là làm việc. Tôi cần phải vén bức màn bí mật của thiên nhiên, để từ đó mưu cầu hạnh phúc cho loài người". Khi đã 84 tuổi, mọi người khuyên ông nghỉ hưu, ông thẳng thắn: "Chừng nào tử thần tới thì chừng đó mới là ngày nghỉ hưu của tôi". Bị ảnh hưởng bởi một chế độ ăn giàu chất béo vào hồi đó, trong những năm cuối đời ông không ăn gì ngoài cứ ba giờ uống một lít sữa. Ông tin rằng chế độ ăn như vậy sẽ giúp ông hồi phục sức khỏe. Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình, Edison đã lãnh trước sau 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Trí nhớ siêu việt và đầu óc sáng tạo không biết mệt mỏi đã làm cho tên tuổi ông trở thành chiếc chìa khóa tuyệt vời mở ra thế kỉ 20 cho nhân loại. Vì những phát minh kì diệu của ông, một tờ báo ở Mỹ hồi đó đã gọi Edison là “thầy phù thủy ở Menlo Park” (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông). Đến ngày 18/10/1931, nhà khoa học vĩ đại đã đi hết quãng đường của sinh mệnh, xuôi tay từ giã cõi đời. Để tưởng nhớ "vị lãnh tụ mở ra thời đại điện khí", trước khi an táng ông, người ta đã tắt điện trong một phút khiến cả nước Mỹ chìm trong bóng tối.
2) Isaac Newton người đặt nền móng cho: cơ học, quang học, vật lý cổ điểnMột nhà bác học đại tài của nhân loại, người khai sinh học thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Ông cùng với Einstein chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.Newton sinh vào năm 1642 (năm nhà bác học Gallile qua đời) trong tình trạng thiếu tháng, tên của ông được đặt giống hoàn toàn theo tên cha – người đã mất cách đó 3 tháng. Khi mới sinh, Isaac là một cậu bé ốm yếu, bé nhỏ đến nỗi có thể đặt vừa vào trong chiếc bình 1,5 lít.Sinh ra trong một gia đình nông dân, mẹ đã khuyên cậu bé bỏ học làm nghề nông, trông nom trang trại gia đình. Tuy nhiên, vì quá dở trong công việc tay chân này, năm 1661, Newton đã được gia đình cho tiếp tục đi học tại khoa Luật của trường Cambridge với diện học bổng và phải phục dịch các học sinh đóng học phí. ewton là người sùng bái Kinh thánh còn hơn cả nghiên cứu khoa học. Ông đã tiên tri đúng một sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel. Đồng thời ông cũng tính ra ngày hành hình chúa Jesu chính xác là ngày 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên. Issac cũng đưa ra dự đoán ngày Tận thế của nhân loại là năm 2060.Thời còn trẻ Issac Newton có rất nhiều nghiên cứu, sáng chế, tuy nhiên ông thích giấu những phát minh đó và không hề công bố. Tuy nhiên khi xảy ra tranh cãi về công trình nghiên cứu số vi phân, tích phân (một cuộc tranh cãi rùm beng nhất trong lịch sử toán học thế giới) thì cái tên Newton liên tục xuất hiện trên diễn đàn khoa học thế giới như là một hiện tượng của nhân loại.
3) Napoleon nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất thế giớiNapoleon là vị đệ nhất Tổng tài của nước Pháp, hoàng đế của Pháp và là vua của Italia, tuy nhiên việc nói tiếng Pháp của ông lại rất khó khăn. Tại sao?Napoleon Bonabarte sinh vào năm 1769 trên một hòn đảo Corsica được người Pháp mua lại của Italia trước đó một năm. Cho nên ông nói tiếng Ý rất tốt, còn tiếng Pháp thì rất tệ và ông phải luyện tập mỗi ngày.Ở trường học, cậu bé thuận tay trái này luôn bị bạn bè trêu chọc vì nói tiếng Pháp chậm và không được chuẩn như bạn bè. Tuy nhiên Napoleon tỏ ra học rất giỏi các môn: Toán và Lịch sử.10 tuổi, được mẹ cho đi học ở một trường Quân sự, ông dùng tiền học bổng tiêu vặt để gửi về giúp gia đình. Đặc biệt hầu như Napoleon không bao giờ ngủ, thời gian rảnh ông đều giành để đọc sách, tạp chí.Với tài năng nổi trội, Napoleon đã được giới thiệu vào học trường quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Năm 16 tuổi ông được mang hàm Đại úy, điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại.Napoleon đã xây dựng một đế chế rộng lớn khắp châu Âu, cái tên của ông bao phủ cả thời đại bấy giờ, và ông thực sự là một kỳ nhân vĩ đại của thế giới.
4) Einstein là một đứa trẻ chậm biết nói và bố mẹ đã phải đưa cậu bé đi khám. Mỗi câu, từ trước khi nói ra Albert đều tự lẩm nhẩm vài lần trong miệng đến nỗi người hầu đã gọi ông là “Thằng đần”. Thông thường cậu bé Einstein hay suy nghĩ bằng hình ảnh hơn lời nói. Einstein đã tự tưởng tượng ra các hành động, hiện tượng và đặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời cho những điều nghi vấn đó.Một cậu học trò ngỗ ngược, Einstein luôn luôn đặt những câu hỏi kỳ quái và cố tìm câu trả lời. Cậu rất hay cãi lời thầy giáo và có những phát ngôn ngớ ngẩn. Chính vì vậy mà vào năm cuối thời trung học (1895) Albert đã bị đuổi học.Sau đó Albert đã theo bố mẹ sang Milan học dự bị, khi thi vào trường dự bị ở Zurich (Thụy Sỹ) cậu đã bị đánh trượt vì điểm kém và chưa có bằng trung học. Năm 1896, Einstein phải tiếp tục học trung học tại trường Aarau trong hoàn cảnh: không tiền, không gia đình, không bạn bè, không quốc tịch (từ bỏ quốc tịch Đức).Đến năm 1905, Einstein đã đăng bài nghiên cứu về nền tảng cơ bản lý thuyết tương đối đầu tiên trên Biên niên vật lý. Từ đây, tên tuổi của Albert Einstein mới bắt đầu được biết đến trong giới khoa học với sự ngỡ ngàng của những người từng quen biết ông.
5) Trên thế giới hiện nay có loại giải thưởng danh tiếng nhất: Giải Thưởng Nobel. Ông Alfred Nobel đã đặt ra các giải thưởng này để khuyến khích mọi người mang lại Hòa Bình và Hạnh Phúc cho Nhân Loại. Trong đời ông, ông Nobel đã từng bị dày vò vì sự tàn phá của chất nổ dùng không đúng cách và nhiều lần hối hận về các phát minh của mình.
Alfred Nobel là con thứ ba trong bốn người con của ông Emmanuel Nobel. Alfred ra đời vào ngày 21 tháng 8 năm 1833 tại Stockholm, nước Thụy Điển. Ngay từ thuở nhỏ, Alfred được mẹ chăm sóc từng bước vì thể chất mỏng manh. Cha của Alfred là một kỹ sư tài giỏi, đã truyền lại cho con trí thông minh, tính cần cù và lòng quả cảm.
Năm Alfred chào đời cũng là năm ông Emmanuel bị phá sản, gia đình Nobel thường phải dọn nhà nhiều lần vì không có khả năng trả tiền thuê nhà. Mấy năm sau, khi ông Emmanuel đang thí nghiệm về vài hóa chất kỳ lạ thì một tiếng nổ lớn phát ra, khiến cho các cửa sổ của căn nhà kế bên bị vỡ tung. Gia đình Nobel vì vậy được lệnh phải rời khỏi thành phố Stockholm. Trong khi ông Emmanuel đang lo sợ bị các chủ nợ đưa ra tòa thì một thám tử người Nga tới gặp ông. Nhân viên này nghe đồn ông Emmanuel đã làm ra được một thứ thủy lôi nên mời nhà phát minh tới Saint Petersburg để trình bày trước Sa Hoàng Nicholas I. Ông Emmanuel liền mang sáng chế của mình sang nước Nga. Sau cuộc biểu diễn, chính quyền Nga bằng lòng xuất tiền cho ông lập ra một cơ xưởng tại Saint Petersburg nhưng với điều kiện các phát minh đều thuộc về nước Nga.
Ông Emmanuel tới nước Nga khi Alfred mới lên 4 tuổi. Trái với các anh em trong nhà, Alfred rất yếu đuối. Cậu bị yếu xương sống, lại mắc thêm chứng nhức đầu và đau dạ dày. Năm lên 8 tuổi, Alfred theo học tại một trường tư ở Stockholm trong một năm rồi ông Emmanuel cho người về đón cả nhà dọn sang nước Nga. Tại thành phố Saint Petersburg, ông Emmanuel đã thuê thầy giáo dạy các con tại nhà về các môn văn chương, sinh ngữ và toán học. Trong số các con, ông thương yêu Ludwig vì cho rằng người con thứ hai này thông minh nhất.
Khi Alfred 16 tuổi, ông Emmanuel nghe nói một người đồng hương với ông là John Ericsson đã di cư sang New York và đã thành công về một thứ động cơ nhiệt. Thêm vào đấy, danh tiếng của Ericsson về chiếc tầu thủy Monitor đã khiến cho ông Emmanuel quyết định gửi một đứa con qua Hoa Kỳ theo học về động cơ dùng cho tầu biển. Vì không thể sống xa Ludwig, ông Emmanuel đã cho Alfred đi học cơ khí tại xưởng máy của Ericsson. Nhưng Alfred đã không sống tại New York được lâu bởi vì bản tính hay gắt gỏng và lệch lạc của ông Ericsson trong khi Alfred lại là con người kém kiên nhẫn.
Sau khi làm xong tờ báo cáo về chiếc động cơ mà cha đã quan tâm, Alfred trở về Pháp. Tại thành phố Paris, Alfred đã yêu tha thiết một thiếu nữ nhưng cô này chết yểu. Quá chán nản, Alfred quay về cơ xưởng của cha để làm việc cho quên tất cả nỗi buồn phiền.
Khi gần 20 tuổi, Alfred Nobel đã nói và viết được nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga rồi mấy năm sau, lại thông thạo thêm các tiếng Đức và Ý. Do thể chất còn yếu đuối, Alfred phải nằm hàng giờ mà đọc sách nhưng chính nhờ thế mà cậu xuất sắc hơn các bạn. Chính tại nước Nga hồi 20 tuổi, Alfred Nobel đã bị ám ảnh bởi một thứ chất nổ ghê gớm. Một hôm, trước một số sinh viên trong phòng thí nghiệm của Đại Học Đường Saint Petersburg, Giáo Sư Sinin để một chất hơi đặc, không màu lên trên một cái đe rồi lấy búa đập: một tiếng nổ phát ra. Đập vào chỗ khác lại có tiếng nổ khác và Giáo Sư chứng tỏ rằng tiếng nổ sinh ra tại nơi đập. Giáo Sư Sinin bảo các sinh viên:"chất nổ trông giống như dầu sà lát này tên gọi là Nitroglycérine. Vào năm 1846, Giáo Sư Ascanio Sobrero người Ý, đã phát minh ra nó nhưng ông ta bỏ dở công trình vì xét ra quá nguy hiểm".
Cuộc chiến tranh giữa các nước Nga và Anh Pháp bùng nổ. Alfred cùng ba anh em là Robert, Ludwig và Emil giúp cha trong việc chế tạo máy móc và khí giới. Xưởng cơ khí của ông Emmanuel vào thời kỳ này rất phát đạt, hàng ngàn thợ làm việc quần quật ngày đêm mà không sản xuất đủ khí giới tung ra các mặt trận. Alfred say mê nghề nghiệp, không lúc nào rời cơ xưởng. Chàng thường ăn và ngủ ngay tại nơi làm việc. Trận chiến tranh Crimea (1853-56) đã đến lúc kịch liệt rồi pháo đài Sebastopol đang bị công phá càng làm tăng thêm số đơn đặt mua võ khí. Khi tấn công hải cảng Kronstadt, hạm đội Anh đã đụng phải thủ lôi của ông Nobel và đành phải rút lui. Các sáng kiến của ông Emmanuel đã khiến cho ông được Sa Hoàng gắn huy chương và lại được trao tặng một chiếc đồng hồ vàng. Gia đình Nobel vì vậy càng thêm giàu có, sang trọng.
Alfred Nobel đã làm rất nhiều thí nghiệm với chất nitroglycerine. Ông đổ chất này vào ống thủy tinh rồi đậy nút, cho vào một ống thiếc đựng thuốc súng, châm lửa rồi quăng vào nước. Một tiếng nổ lớn phát ra, làm bắn vọt nước lên cao chứng tỏ rằng nitroglycerine và thuốc súng đã nổ. Ông làm lại thí nghiệm rất nhiều lần, với các chất pha trộn khác nhau rồi nghĩ ra cách làm hạt nổ bằng fulminat thủy ngân. Ngày nay, phát minh này vẫn còn là căn bản cho việc dùng nitroglycerine và dynamite.
Vào tháng 8 năm 1863, Alfred Nobel được giấy phép chế tạo chất nổ bằng thuốc súng theo phương pháp mới song lúc nào ông cũng lưu tâm đến việc làm nổ nitroglycerine nguyên chất. Không lúc nào ông ngừng thí nghiệm. Ông chinh phục dần dần được chất nổ này. Việc sản xuất chất nổ gia tăng đã mang lại cho ông các mối lợi lớn. Thụy Điển và Phần Lan là hai nước đầu tiên dùng chất nổ của Alfred Nobel để khai phá hầm mỏ. Các nước Anh và Pháp gửi giấy mời nhà phát minh sang biểu diễn còn các chủ nhân của những hầm mỏ tại nước Bỉ và xứ Bohême gửi rất nhiều đơn đặt mua chất nổ.
Một sự bất ngờ đã xẩy ra: tại miền bắc của nước Đức có một thứ đất sét tên gọi là Kieselguhr. Tình cờ một hôm, một người thợ của Nobel lấy chất đất sét này để kê các bình đựng nitroglycerine và cũng do tình cờ, một trong các bình đó bị vỡ, để dầu chảy ra ngoài. Alfred Nobel nhận thấy thứ đất này hút nitroglycerine như giấy thấm hút mực vậy. Ông bèn nghĩ đến việc trộn thứ đất sét này với dầu nổ: cứ ba thể tích dầu nổ thì một thể tích đất sét. Quả nhiên, sau khi trộn xong, nhiệt độ và sự xô mạnh không làm cho hỗn hợp phát nổ. Chất mới này mềm dẻo như mastic, có thể đóng thành thỏi mà gửi đi không nguy hiểm.
Như vậy trong tháng 12 năm 1867, Alfred Nobel đã đánh dấu một ngày lịch sử trong việc chế tạo chất nổ. Ông đã cẩn thận làm lại hàng trăm thí nghiệm khác nhau trước khi tung chất nổ mới này ra thương trường. Ông đặt tên cho chất mới này bằng hai danh hiệu: "Dynamite", danh hiệu chỉ sức mạnh, và "chất nổ không nguy hiểm của Nobel".Sự thành công của chất nổ mới tăng lên như sóng cồn. Alfred Nobel phái người anh là Robert sang Mỹ biểu diễn còn chính mình tự sang nước Anh là quốc gia kỹ nghệ hầm mỏ. Danh tiếng của Nobel vang lừng. Trong vòng 10 năm, 15 xưởng chế tạo rải rác khắp châu Âu và châu Mỹ đã sản xuất hàng năm hơn 3,000 tấn chất nổ Dynamite. Ông Nobel không ngừng đi từ xưởng này sang xưởng khác nên người ta gọi ông là "người lang thang giàu có nhất châu Âu". Vào năm 1875, Alfred Nobel thiết lập văn phòng trung ương tại thành phố Paris và mua biệt thự số 53 đại lộ Malakoff. Ông vẫn không ngừng làm việc 14 giờ một ngày nhưng cũng có lúc thảnh thơi, đọc sách và viết truyện. Ông vẫn chú tâm đến việc hòa thuốc súng bông với nitroglycerine. Một hôm bị đứt tay, ông Nobel liền để chất collodion trên vết thương. Vết đau dịu hẳn về ban đêm. Sáng hôm sau, khi làm thí nghiệm với nitroglycerine, thì cả hai chất đó sinh ra một cảm giác lạnh. Nhờ việc bất thường này, Alfred Nobel đã thấy được thứ mà mình phải tìm kiếm bấy lâu. Một sự bất ngờ đã xẩy ra: tại miền bắc của nước Đức có một thứ đất sét tên gọi là Kieselguhr. Tình cờ một hôm, một người thợ của Nobel lấy chất đất sét này để kê các bình đựng nitroglycerine và cũng do tình cờ, một trong các bình đó bị vỡ, để dầu chảy ra ngoài. Alfred Nobel nhận thấy thứ đất này hút nitroglycerine như giấy thấm hút mực vậy. Ông bèn nghĩ đến việc trộn thứ đất sét này với dầu nổ: cứ ba thể tích dầu nổ thì một thể tích đất sét. Quả nhiên, sau khi trộn xong, nhiệt độ và sự xô mạnh không làm cho hỗn hợp phát nổ. Chất mới này mềm dẻo như mastic, có thể đóng thành thỏi mà gửi đi không nguy hiểm. Như vậy trong tháng 12 năm 1867, Alfred Nobel đã đánh dấu một ngày lịch sử trong việc chế tạo chất nổ. Ông đã cẩn thận làm lại hàng trăm thí nghiệm khác nhau trước khi tung chất nổ mới này ra thương trường. Ông đặt tên cho chất mới này bằng hai danh hiệu: "Dynamite", danh hiệu chỉ sức mạnh, và "chất nổ không nguy hiểm của Nobel".Sự thành công của chất nổ mới tăng lên như sóng cồn. Alfred Nobel phái người anh là Robert sang Mỹ biểu diễn còn chính mình tự sang nước Anh là quốc gia kỹ nghệ hầm mỏ. Danh tiếng của Nobel vang lừng. Trong vòng 10 năm, 15 xưởng chế tạo rải rác khắp châu Âu và châu Mỹ đã sản xuất hàng năm hơn 3,000 tấn chất nổ Dynamite. Ông Nobel không ngừng đi từ xưởng này sang xưởng khác nên người ta gọi ông là "người lang thang giàu có nhất châu Âu Vào năm 1875, Alfred Nobel thiết lập văn phòng trung ương tại thành phố Paris và mua biệt thự số 53 đại lộ Malakoff. Ông vẫn không ngừng làm việc 14 giờ một ngày nhưng cũng có lúc thảnh thơi, đọc sách và viết truyện. Ông vẫn chú tâm đến việc hòa thuốc súng bông với nitroglycerine. Một hôm bị đứt tay, ông Nobel liền để chất collodion trên vết thương. Vết đau dịu hẳn về ban đêm. Sáng hôm sau, khi làm thí nghiệm với nitroglycerine, thì cả hai chất đó sinh ra một cảm giác lạnh. Nhờ việc bất thường này, Alfred Nobel đã thấy được thứ mà mình phải tìm kiếm bấy lâu. Một sự bất ngờ đã xẩy ra: tại miền bắc của nước Đức có một thứ đất sét tên gọi là Kieselguhr. Tình cờ một hôm, một người thợ của Nobel lấy chất đất sét này để kê các bình đựng nitroglycerine và cũng do tình cờ, một trong các bình đó bị vỡ, để dầu chảy ra ngoài. Alfred Nobel nhận thấy thứ đất này hút nitroglycerine như giấy thấm hút mực vậy. Ông bèn nghĩ đến việc trộn thứ đất sét này với dầu nổ: cứ ba thể tích dầu nổ thì một thể tích đất sét. Quả nhiên, sau khi trộn xong, nhiệt độ và sự xô mạnh không làm cho hỗn hợp phát nổ. Chất mới này mềm dẻo như mastic, có thể đóng thành thỏi mà gửi đi không nguy hiểm. Như vậy trong tháng 12 năm 1867, Alfred Nobel đã đánh dấu một ngày lịch sử trong việc chế tạo chất nổ. Ông đã cẩn thận làm lại hàng trăm thí nghiệm khác nhau trước khi tung chất nổ mới này ra thương trường. Ông đặt tên cho chất mới này bằng hai danh hiệu: "Dynamite", danh hiệu chỉ sức mạnh, và "chất nổ không nguy hiểm của NobelSự thành công của chất nổ mới tăng lên như sóng cồn. Alfred Nobel phái người anh là Robert sang Mỹ biểu diễn còn chính mình tự sang nước Anh là quốc gia kỹ nghệ hầm mỏ. Danh tiếng của Nobel vang lừng. Trong vòng 10 năm, 15 xưởng chế tạo rải rác khắp châu Âu và châu Mỹ đã sản xuất hàng năm hơn 3,000 tấn chất nổ Dynamite. Ông Nobel không ngừng đi từ xưởng này sang xưởng khác nên người ta gọi ông là "người lang thang giàu có nhất châu Âu Vào năm 1875, Alfred Nobel thiết lập văn phòng trung ương tại thành phố Paris và mua biệt thự số 53 đại lộ Malakoff. Ông vẫn không ngừng làm việc 14 giờ một ngày nhưng cũng có lúc thảnh thơi, đọc sách và viết truyện. Ông vẫn chú tâm đến việc hòa thuốc súng bông với nitroglycerine. Một hôm bị đứt tay, ông Nobel liền để chất collodion trên vết thương. Vết đau dịu hẳn về ban đêm. Sáng hôm sau, khi làm thí nghiệm với nitroglycerine, thì cả hai chất đó sinh ra một cảm giác lạnh. Nhờ việc bất thường này, Alfred Nobel đã thấy được thứ mà mình phải tìm kiếm bấy lâu.Như vậy trong tháng 12 năm 1867, Alfred Nobel đã đánh dấu một ngày lịch sử trong việc chế tạo chất nổ. Ông đã cẩn thận làm lại hàng trăm thí nghiệm khác nhau trước khi tung chất nổ mới này ra thương trường. Ông đặt tên cho chất mới này bằng hai danh hiệu: "Dynamite", danh hiệu chỉ sức mạnh, và "chất nổ không nguy hiểm của Nobel". Tại San Remo, Nobel bỏ phần lớn thời giờ vào việc tìm cách chế tạo cao su và lụa nhân tạo. Bệnh tim của ông trở nên trầm trọng, nếu tĩnh dưỡng cẩn thận, ông Nobel chưa đến nỗi sớm lìa đời nhưng ông không thể sống mà không làm việc. Alfred Nobel thở hơi cuối cùng vào ngày 10 tháng 12 năm 1896, trong cảnh cô đơn, buồn bã, với tài sản để lại vào khoảng 9 triệu Mỹ kim. Trước khi chết, Alfred Nobel đã sợ hãi các thứ khí giới mới. Ông Nobel đặt hy vọng vào một tổ chức quốc tế tương tự như Liên Hiệp Quốc ngày nay. Trên bàn giấy của ông, người ta tìm thấy lẫn lộn trong chồng giấy tờ khảo cứu về các chất hóa học mới, bản "chúc thư " liên quan đến việc trao giải thưởng. Làm tại Ecrin ngày 27 tháng 11 năm 1895, "chúc thư " đó đã ghi như sau: "Tất cả gia tài của tôi để lại sẽ dùng làm vốn lấy lời. Tiền lời này sẽ dùng làm phần thưởng cho những ai đã giúp ích cho Nhân Loại trong năm trước. Tiền lời sẽ được chia đều thành 5 phần, dùng làm các giải thưởng Vật Lý Học, Hóa Học, Y Học hay Sinh Lý Học, Văn Chương và sau cùng là giải thưởng cho những ai lo tài giảm binh bị, gây được tình thân hữu giữa các dân tộc và tổ chức được nền Hòa Bình Thế Giới. Giải thưởng Vật Lý và Hóa Học sẽ do Hàn Lâm Viện Khoa Học Thụy Điển phát, Viện Karolinska tại Stockholm cho giải thưởng về Y Học hay Sinh Lý Học, Hàn Lâm Viện Stockholm sẽ phát giải thưởng về Văn Chương còn giải thưởng Hòa Bình do một hội đồng gồm 5 nhân viên của Nghị Viện Na Uy bầu Alfred Nobel đã quy định rằng: "Các giải thưởng này sẽ được trao tặng cho những người xứng đáng mà không được để ý đến quốc tịch, người nào có công nhất sẽ được tặng thưởng dù họ sinh ra tại Thụy Điển hay không". Vào ngày 10 tháng 12 năm 1901, 5 năm sau ngày ông Alfred Nobel qua đời, các giải thưởng đầu tiên được cấp phát và còn tiếp tục cho tới ngày nay.
III) LỐI SỐNG BUÔNG THẢ, SA VÀO TỆ NẠN XÃ HỘI
1) Nguyễn Thành Phong sinh năm 1988 cũng với đồng bọn là Nguyễn Hoàng Hoàng Tân ( sn 1986) , phẫu thuật 50% cơ thể, giả gái chào mời khách mua dâm, mục đích là trộm cắp tài sản.
2) Tối 21/12, công an huyện Tam Nông tại khu chợ thực phẩm thuộc nhóm 2, thị trấn Tràm Chim xảy ra 1 vụ cướp tài sản. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Cưng ( sn 1927) tạm trú thị trấn Tràm Chim. Trước đây ông sống chung với cháu ở huyện Tâm Hồng nhưng do mâu thuẩn gia đình nên ông bỏ nhà sống lang thang và thường đi ăn xin ở các chợ trên địa bàn tỉnh. Xin được bao nhiêu ông mua vàng và mang theo bên người, Ngày 26/12, Công an huyện Tam Nông tạm giữ Trần Quốc Việt (SN 1985), Cao Văn Sang (SN 1994), Lê Đức Duy (SN 1995), Trần Văn Thanh Dân (SN 1996) cùng ngụ thị trấn Tràm Chim và Nguyễn Thái Tài (SN 1996) ngụ xã Phú Đức, huyện Tam Nông. Tất cả đều là thanh niên, tiến hành truy xét công an huyện Tâm Nông đã thu hồi gần 4,5 lượng vàng 24kara sợi dây và nhẫn kim cương các loại lắc tay màu vàng trên 29 triệu đồng tiền mặt.
3) Phản cảm những trò khoe thân trên fb của các “nam thanh”. Không ít người phải giật mình khi thấy một loạt ảnh khoe thân uốn éo trên facebook của một vài cậu trai chính hiệu. Mới đây cư dân mạng phát hoảng với album ảnh nóng, nude 100% kèm theo gương mặt biểu cảm hết đỡ của một nam thanh niên tên N.T.T trên trang cá nhân. Nam thanh niên còn tự nhận xét bộ ảnh của mình là “ nghệ thuật là không có giới hạn. Em thích cái gì tự nhiên, dám post thì dám nhận phê phán..” và vì thế cư dân mạng cũng không ngại tặng cho anh này những lời phê phán hết sức gay gắt. Đó chỉ là một ví dụ điển hình cho nhiều trò cởi áo khoe thân. Ngay cả cô gái có nhan sắc trẻ đẹp như Bà Tưng cũng chật vật không thể thành công trên con đường tìm kiếm sự nổi tiếng thì với vài shoot hình khoe thân phản cảm của nam thanh niên như N.T.T nói trên liệu cậu ta sẽ gặt hái được gì ngoài sự nổi tiếng?
4) Theo thông tin ban đầu hung thủ gây án ( 30 tuổi ở Thừa Thiên – Huế ) và cô gái tên Hà 22 tuổi có quan hệ tình cảm nhiều năm nay. Từng có mâu thuẩn nên hai người này chia tay. Trong thời gian này, Hoàn lien lạc với Hòa để nói chuyện, nối lại tinh cảm nhưng Hà cố gắng né tránh không bắt điện thoại. Sáng sớm 3/12 thấy Hà mở cửa đi làm, Hoàn đã cầm dao xông tới cắt cổ người yêu rồi đâm nhiều nhát vào bụng hòng để mình tự sát. Nghe thấy tiếng la hét người nhà của nạn nhân chạy ra kêu gọi mọi người cũng đưa đi bệnh viện nhưng Hà đã tử vong. Thấy Hòa bị thương nặng người dân đưa tới bệnh viện Nhân Dân Gia Định nhưng hơn 1 tiếng sau Hòa đã tử vong.
5) Ngày 1/10, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC 45) Công an TP.HCM cho biết vừa phối hợp Công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương phá vụ “bắt cóc con tin” để tống tiền 500 triệu đồng.Trưa 30/9, PC45 tiếp nhận thông tin trình báo của bà H (quận Phú Nhuận) về việc con gái tên V (13 tuổi) bị bắt cóc đòi tiền chuộc. Theo trình báo, chiều 29.9 cháu V đang học bài ở nhà thì xin phép mẹ chạy đi mua nước uống rồi từ đó mất tích luôn. Sáng 30/9, bà H nhận được điện thoại phải đem 500 triệu đồng đến để chuộc con, nếu không con bà sẽ chết!Công an nhanh chóng xác định đối tượng Mai Văn Linh (SN 1988, quê Ninh Bình) vào diện nghi vấn và qua theo dõi đã lần ra địa điểm mà Linh đang giam giữ cháu V tại nhà nghỉ An Phú Mỹ ở phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An. Khi công an vào thì thấy Linh và cháu V đang ôm nhau ngủ!Công an TP.HCM đã bàn giao Linh cho Công an thị xã Dĩ An để xử lý về hành vi “cưỡng đoạt tài sản” và “giao cấu với trẻ em”. Bước đầu, Linh thừa nhận đã gọi điện thoại, đe dọa nhằm tống tiền bà H nhưng có sự tham gia bàn bạc và hưởng ứng của nạn nhân - tức cháu V.
6) Nguyễn Thị Liên ( sn 1992) quê gốc ở xã Thanh Sơn, huyện tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa tự hủy hoại cuộc đời mình, tự quăng cả tuổi trẻ phơi phới để sa vào những tệ nạn đen ngòm của cuộc sống khi vừa độ tuổi trăng tròn – 16 tuổi. Đánh đu với sự buông thả hư hỏng nên giờ khi mới 20 tuổi mà trông cô ta đã nhầu nhĩ cáu bẩn và tàn tạ. Cô bị bắt vì tội buôn bán trái phét chất ma túy.
7) Mặc dù mới được du nhập vào Việt Nam nhưng cũng có khá nhiều bạn trẻ đang có dấu hiệu nghiện bóng. Bạn Thu Hòa, một sinh viên trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: "Những lần chơi bóng chủ yếu là đi cùng bạn giải trí ở các bar, hoặc tiệc tùng. Sau nhiều lần chơi thử thấy hay hay rồi đâm quen. Tuần nào không chơi bóng là thấy nhớ và khó chịu trong người". Bữa tiệc dần tàn, nhạc nhỏ dần, tiếng cười cũng ngày một thưa thớt. Các đôi trai gái lại lập khập, lặng lẽ ra về sau những ảo giác tê dại. Họ đâu biết để đánh đổi những tiếng cười vô cảm đó lại là hậu quả khôn lường mà chưa hiện hữu.
IV) NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI VƯỢT KHÓ THÀNH CÔNG
1) Howard Schultz: ông chủ Starbucks và giấc mơ từ khu ổ chuột.
Ít ai biết rằng nhà tỷ phú, chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới Starbucks lại được sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó tại khu ổ chuột ở thị trấn Brooklyn, New York. Tuổi thơ nghèo khó nhưng không làm ý chí vượt khó của cậu bé Schultz nhụt đi ý chí vươn lên. Khởi đầu với 60 cửa hàng, cho đến nay Starbucks đã nâng con số này lên 17.600 cửa hàng trên khắp thế giới. Bản thân Howard Schultz sở hữu khối tài sản ròng lên đến 2 tỷ USD và luôn nằm trong danh sách những CEO thành công nhất thế giới về tốc độ tăng trưởng tài sản.
2) Leonardo Del Vecchio: Từ trại tế bần thành ông hoàng kính mắt Italia
Sinh ra trong một gia đình bần cùng ở thành phố Milan (Italia), Del Vecchio đã mất đi người cha ngay từ khi ông mới được 4 tháng tuổi trong bụng mẹ. Vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng nên đã gửi Del Vecchio và 4 người con còn lại vào trại trẻ mồ côi ngay từ khi Del Vecchio mới lọt lòng. Lớn lên, chàng trai Vecchio vào làm công nhân cho một xưởng chế tạo khung cho các phụ tùng xe hơi và kính mắt. Tại đó ông cũng đã từng bị tai nạn và mất một ngón tay. ăm 23 tuổi, ông mở cửa hàng cung cấp khung kính mắt của chính mình và sau này trở thành nhà sản xuất kính mắt lớn nhất thế giới- Luxottica với các thương hiệu đình đám như Ray-Ban và Oakley cùng 6.000 cửa hàng bán lẻ như Sunglass Hut và LensCrafters. Tài sản ước tính của ông hiện là 11,5 tỷ USD.
3) Ingvar Kamprad: Cậu bé bán diêm trở thành tỷ phú
Ingvar Kamprad sinh ra tại Elmtaryd Agunnaryd, một làng quê nghèo của Thụy Điển. Khi mới 5 tuổi, Ingvar đã có phi vụ kinh doanh thành công đầu tiên: bán diêm cho những người trong làng. Bắt đầu từ những que diêm, sau đó Ingvar chuyển sang kinh doanh nhiều thứ khác nữa như bán hạt giống cây trồng, bán bút, môi giới cho những người bán dâu, bán cá … Lúc bấy giờ, tuy mới chỉ 13-14 tuổi, nhưng Ingvar đã tự đặt cho mình những mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Năm 17 tuổi, ông quyết định thành lập công ty IKEA nhờ số tiền dành dụm được từ những phi vụ kinh doanh “lặt vặt” cộng thêm tiền thưởng của bố. Ban đầu IKEA chỉ là một công ty bán hàng qua bưu điện và đến bây giờ, nhắc đến IKEA, người ta sẽ nghĩ ngay đến hãng nội thất sang trọng và thành công nhất thế giới.
4) Từ cậu bé bán chè dạo đến ông chủ tập đoàn Nguyễn Trần Bạt.
Từ một cậu ấm nhưng sau một biến cố của cuộc đời, Nguyễn Trần Bạt đã phải đi bán nước chè dạo ở Ga Hàng Cỏ lúc mới 7 tuổi. Nhưng mấy chục năm sau, cậu bé ấy đã trở thành người chuyên cung cấp dịch vụ cho các tập đoàn đa Quốc Gia.
5) Từ một cậu bé chăn trâu thành tỷ phú chả giò Hồ Văn Trung.

Ngày sinh trùng với ngày mất của cha, lớn lên trong khó nghèo cùng mẹ và chị ở miền Trung, Hồ Văn Trung không bao giờ nghĩ mình có thể trở thành ông chủ của một tập đoàn sản xuất thực phẩm đóng gói có mặt từ Âu sang Á như ngày hôm nay, nhưng ông luôn nghĩ mình sẽ phải thành công. Niềm tin ấy đã dẫn lối cho ông để từ một cậu bé chăn trâu thuê thành chủ tịch tập đoàn, dẫu không ít lần phá sản lẫn nợ nần. Hành trình gian nan ấy của ông đã được ghi lại trong tự truyện Gian truân chỉ là thử thách.

V) NHỮNG SỰ VIỆC TIÊU BIỂU VỀ HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG

1) Tốc độ phát triển cao của nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm liên tục đã khiến họ tự hào là quốc gia dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực ở khu vực cũng như quốc tế. Nhưng để đạt được điều đó họ đã phải trả giá rất lớn về môi trường.Các chuyên gia cho rằng, đến một lúc nào đó cuộc khủng hoảng môi trường sẽ xảy ra gây thảm hoạ nghiêm trọng và chặn đứng sự phát triển này.Tại Trung Quốc, ao hồ bốc hơi, sông khô cạn, 75% rừng bị chặt phá, đất trên bề mặt mất đi lớp màu mỡ, biến thành sa mạc. Cát bay vào thành phố, có khi sang cả các nước láng giềng. Đất nước này đang phải trả giá cho sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh và rất lo lắng vì nhu cầu tiêu dùng không thể kiềm chế.

2) Thuỷ điện được coi là một trong những nguồn năng lượng tái sinh sạch nhất và rẻ nhất, có sẵn để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, về mặt môi trường cái hại của thuỷ địên khá lớn, đôi lúc cái hại hơn lợi. Tại địa điểm xây dựng, sông không tồn tại nữa, một hồ nhân tạo khổng lồ xuất hiện. Với điều kiện nước đứng yên của những hồ nước mới sẽ thu hút các côn trùng lan truyền bệnh tật. Những người dân sống gần đập sẽ phải đối phó với nguy cơ lớn đối với sức khoẻ.

Vì các đập thường được xây trên núi, nên nhiều vụ lở đất và trượt đất đã xảy ra. Khi đột nhiên xây những con đập để giữ nước ở độ cao hàng trăm, có khi hàng nghìn mét so với mặt biển nền đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã xảy ra đối với con đập Vajont vào năm 1963, khiến 2000 người bị chết do đất trượt.

3) Con người chính là mối đe dọa lớn nhất của sư tử châu Phi và theo các chuyên gia, loài này có thể sẽ biến mất trong hoang dã trong khoảng chưa đến 10 năm nữa. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, quần thể sư tử hoang dã châu Phi đã tụt giảm từ 450.000 con xuống còn chừng 20.000 con trong vòng 50 năm qua. Lý do chủ yếu là do môi trường sống của chúng bị phá hủy và bị săn bắt để giết bán nội tạng hoặc cung cấp cho thị trường thú nuôi.

4) Hà mã cũng là một trong những mục tiêu lớn của kẻ săn trộm. Năm 1976, khu vực hồ Edward và các con sông xung quanh có 27.000 hà mã cư trú nhưng đến năm 2005, “dân số” hà mã chỉ có 350 con. Bằng nỗ lực của các nhà bảo tồn nơi đây, kể từ đó, số hà mã đã tăng lên đến 1.200 con. Tuy nhiên, với mức độ săn bắt ngày càng gia tăng, số hà mã cũng ngấp nghé bên bờ vực nguy hiểm.

5) Theo cảnh báo của giới quan chức bảo vệ đời sống hoang dã, loài khỉ đột núi châu Phi đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nạn buôn lậu khỉ đột núi con - mỗi con có giá đến 40.000USD (khoảng 830 triệu VNĐ) cũng đang gia tăng và nếu không có biện pháp ngăn chặn, loài vật này sẽ sớm bị tuyệt chủng.

VI) NHỮNG VẤN ĐỀ NÓNG CỦA XÃ HỘI
1) Chế tạo các bộ phận cơ thể Sử dụng công nghệ in 3D với khuôn bằng một loại gel từ tế bào sống có thể tiêm được, tháng Hai năm 2013, nhóm các kỹ sư y sinh và bác sĩ Trường Cao đẳng y Weill Carnell đã báo cáo về việc chế tạo tai người nhân tạo, có hình thức và hoạt động giống như tai thật. Phát minh này sẽ giúp ích cho hàng ngàn em bé bị dị tật bẩm sinh không có vành tai ngoài. Nếu quay lại năm 2003, liệu có ai hình dung ra thực tế của công nghệ in 3D của mười năm sau, chưa nói đến việc nghĩ rằng nó có thể giúp tạo ra tai người nhân tạo. Một lĩnh vực khác đang mang lại hy vọng cho công nghệ mô (và nhiều lợi ích khác nữa) là nghiên cứu về tế bào gốc. Nhưng, bị bao vây bởi những khó khăn về khoa học và những tranh cãi về đạo đức, sự phát triển của tế bào gốc chưa bao giờ diễn ra suôn sẻ trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, năm 2013 đã đánh dấu một khoảnh khắc đáng ghi nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử tế bào cơ thể đã được chuyển thành công thành tế bào gốc phôi. Điều này đã hiện thực hóa triển vọng nhân bản mô của người để “sửa chữa” những trục trặc của cơ thể - đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta về mối lo sợ rằng bằng cách nào đó sẽ có ai đó tiến hành nhân bản chính con người.

2) Bỏ thi ba chung gây sốc các sĩ tử, nhất là với những thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi đại học cam go.

3) Tổng cục Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam ngày mùng 1/1/2014 đã cho biết phát hiện chất đọc phthalate gây ung thư, gây hại cho phát triển trí não ở trẻ em và vô sinh ở nam giới trong sản phẩm búp bê đầu trái câu xuất xứ từ Trung Quốc.

4) Vào trưa 2/7, xe tải BKS 54Z do tài xế Phạm Viết Sơn cầm lái chở đầy bia chai nhãn hiệu Saigon đỏ lưu thông trên quốc lộ 1A. Khi đi đến cầu vượt Tân Thới Nhất (P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) do tài xế điều khiển xe với tốc độ khá cao đã khiến nhiều két bia đổ xuống đường. Trong lúc tài xế chưa kịp thu dọn lại hàng hóa thì hàng chục người đi đường bất chấp những mảnh vỡ thủy tinh mang bao tải lao vào “hôi của” mang bia về uống. Sau sự việc trên các phương tiện truyền thông lên tiếng phê phán về hành động xấu xí đó của những người “hôi của”. Sau đó vài tháng, vào chiều ngày 4/12, sự việc đáng xấu hổ lặp lại khi xe chở bia của anh Hồ Minh Mẫu (SN 1983, quê Bình Định) điều khiển xe tải BKS 79N gặp tai nạn tại vòng xoay Tam Hiệp (P.Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), nhiều người đã không giúp đỡ mà còn mang xe tải tới “hôi bia” của anh mang về.

5) Bảo mẫu đày đọa, bạo hành trẻ dã man tại trường mầm non tư thục Phương Anh.

6) Vụ bác sĩ Thẩm mĩ Cát Tường vứt xác nạn nhân phi tương và dấu hỏi lớn về “Lương y như từ mẫu”?
Về Đầu Trang Go down
 

Tiêu đề: Dẫn chứng văn NLXH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Dẫn chứng NLXH
» Dẫn chứng văn NLXH
» Dẫn chứng NLXH-HỌ VÀ TÊN:VŨ VĂN VIỄN
» Tổng hợp dẫn chứng NLXH
» Dẫn chứng NLXH - Nguyễn Thị Hải Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-