GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Dẫn chứng NLXH: những tấm gương trong lịch sử, các nhà khoa học.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Chi Chảnh



Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Join date : 24/12/2012
Age : 26
Đến từ : bn

Dẫn chứng NLXH: những tấm gương trong lịch sử, các nhà khoa học. Empty
Bài gửiTiêu đề: Dẫn chứng NLXH: những tấm gương trong lịch sử, các nhà khoa học.   Dẫn chứng NLXH: những tấm gương trong lịch sử, các nhà khoa học. I_icon_minitime1/1/2014, 10:54 pm

Dẫn chứng NLXH- Nguyễn Ngọc Phương Chi

1) Những tấm gương trong lịch sử
- Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1950, chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4-1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị (chị chưa đủ 18t), họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi bọn lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Vào 7 giờ sáng 23-1-1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Ngày 2-3-1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt, sinh năm 1906 tại thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Trong thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Trước tình hình như vậy Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm công việc quan trọng này. Hình ảnh người mẹ với một con đò, một mái chèo và bộ quần áo bà ba, có chiếc khăn dù ngụy trang, từ tháng 2/1965 đến tháng 4/1966, bà đã chèo hàng trăm lượt qua sông. Trong đó có không ít lần phải vượt qua làn bom lửa đạn và các trận đánh phá ác liệt của giặc Mỹ trên dòng sông Nhật Lệ. Cảm phục trước tấm gương lao động quên mình ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng làm tròn nhiệm vụ của người chèo đò. Các cán bộ, chiến sỹ, bà con qua sông đều gọi mẹ với cái tên thân thương Mẹ Suốt. Hình ảnh của Mẹ Suốt còn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng bất khuất, là nguồn sức mạnh cổ vũ động viên hàng ngàn cán bộ chiến sỹ ta vững tay súng ở chiến trường đánh Mỹ. Do những công lao đóng góp đó, ngày 1/1/1967 Mẹ Suốt được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lao động.
- Chị Lê Thị Hồng Gấm sinh năm 1950 tại tỉnh Mỹ Tho nay thuộc tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình lao động nghèo. Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏi vòng vây. Năm 1969, trong một lần đi công tác, chị sa vào trận địa phục kích của giặc và bị hi sinh. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng Miền Nam.
- Nói đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nói đến một vị tướng toàn vẹn, đức độ “sáng trong như ngọc”, tài năng thao lược xuất chúng, Đại tướng của quân đội và cũng là Đại tướng của nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nhưng giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Mới 14 tuổi, Ông đã tham gia những hoạt động chống thực dân, phong kiến, rồi sau đó sớm đứng trong hàng ngũ những người cộng sản. Lòng yêu nước, ý chí cách mạng, với tài năng thiên bẩm, lại được rèn luyện trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đấu tranh vũ trang, được sự tin yêu của Đảng và Bác Hồ, tất cả đã làm nên một nhân cách, một tài năng Nguyễn Chí Thanh. Và chính cuộc đời hoạt động hết mình vì Tổ quốc, vì nhân dân của Ông đã để lại cho lớp lớp các thế hệ chúng ta một tấm gương mẫu mực, một tấm gương “sáng trong như ngọc”.
- Cao Bá Quát là người thơ văn rất hay nhưng chữ của ông lại xấu. Có bà lão nhờ ông viêt hộ đơn kiện nhưng vì chữ xấu nên quan ko đọc được và ko xử kiện cho. Từ đó, ông bắt đầu rèn chữ. Trong nhà ông từ cái cột đến sân chỗ nào cũng chi chít những chữ. Và sau này, người ta gọi ông là Thánh Quát ko chỉ bởi tài viết văn hay mà còn vì những nét chữ tuyệt đẹp của ông.

2) Tấm gương các nhà khoa học kiên trì, nhẫn nại trong hoc tập
- Chúng ta đã từng nghe đến những tên tuổi lừng danh như Gottfried Leibniz, Isaac Newton, cha đẻ của môn tích phân; Pierre de Fermat, người để lại cho đời một phương trình mà 200 năm sau mới có người giải được; Blaise Pascal, Pierre Simon de Laplace, Chevalier de Méré, những người khởi đầu của môn học xác suất. Trong danh sách này, có lẽ Paul Erdos là người ít được biết và ít ai nghe đến nhất. Tuy nhiên, đây là một nhà khoa học mà giới toán học đã từng tôn xưng là "ông hoàng của toán học". Hai người chị của Paul Erdos đã không may mắn qua đời (vì bệnh truyền nhiễm) khi Paul còn rất nhỏ. Suốt thời gian cha bị cầm tù, Paul được mẹ giữ ở nhà, không cho đến trường, vì sợ lây và chết như hai chị. Ở nhà một mình với tấm bảng đen, Paul tự làm toán nhẫm. Từ thuở nhỏ, Paul đã tỏ ra là một đứa bé phi thường. Năm lên 3 tuổi, Paul đã có khả năng làm toán nhân ba con số trong đầu. Mỗi khi có khách ghé nhà thăm, Paul thường gây ngạc nhiên cho khách bằng cách hỏi họ bao nhiêu tuổi, và làm một con toán ngay để cho họ biết đã sống được bao nhiêu giây! Năm lên 4 tuổi, Paul đã khám phá ra số âm, và bắt đầu để ý đến những số nguyên tố như 2, 3, 5, 7, 11, và 17, tức là những số chỉ có thể chia cho chính chúng hay 1. Năm 1934, tức lúc mới 21 tuổi, Paul Erdos bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Pázmány Péter (Budapest). Sau khi hoàn thành luận án, ông bỏ ra 4 năm liền làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoctoral fellow) tại Trường Đại học Manchester (Anh Quốc). Paul Erdos có lẽ là một trong những nhà toán học có nhiều "tác phẩm" nhất. Ngay cả trong lúc ở độ tuổi 70, Erdos vẫn còn rất tích cực làm việc, cho công bố hơn 50 công trình toán học, tức còn hơn cả sự nghiệp của nhiều nhà toán học ngày nay! Paul Erdos là một trong những tên tuổi lớn trong lĩnh vực toán học thuộc thế kỷ 20. Ông không chỉ là một nhà toán học vĩ đại, mà còn là một thiên tài, một người đam mê toán học đến điên cuồng.
- Giáo sư, Viện sỹ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông mồ côi cha từ khi mới bảy tuổi, việc ăn học của ông do mẹ và chị gái tần tảo nôi dưỡng, chăm lo. Năm 1933, ông thi đỗ thủ khoa hai bằng tài là Tú tài Việt và Tú tài Tây. Vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ học tiếp.Năm 1935, ông sang Pháp du học và tốt nghiệp kỹ sư, cử nhân toán tại các trường Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Năm 1946, theo tiếng gọi của cách mạng và lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ tiền tài, danh vọng trở về nước, lên chiến khu Việt Bắc, nhịp bước cùng những đoàn quân chiến đấu để nghiên cứu, chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến. Ông đã được Bác Hồ đặt tên Trần Đại Nghĩa. Từ đó, tên tuổi của Trần Đại Nghĩa đã trở thành dấu son trong lịch sử ngành chế tạo vũ khí Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công vang dội của quân đội Việt Nam với những vũ khí như súng badôca, SKZ, bom bay; cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa Sam II (do Liên Xô sản xuất) tiêu diệt siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ… Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996 và trở thành Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1966.
- Một trong những tấm gương tự học nổi tiếng trong lịch sử là Frederick Douglass. Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều. Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
- Ando Tada là một kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật dù ông chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Ông đã từng kiếm sống bằng nghề tài xế, làm một võ sĩ quyền Anh, và là một thợ mộc trước khi tự học để trở thành một kiến trúc sư. Ông đã từng một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi về nghệ thuật kiến trúc bằng cách đến thăm những công trình nổi bật trên thế giới. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao. Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.
- Hai anh em nhà Wright, Orville và Wilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công làm cho máy bay bay được. Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17/12/1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5mét (120 ft). Điều đặc biệt là cả hai người đều chưa từng học qua trường đào tạo kỹ sư hay nhận được bất cứ bằng cấp chuyên môn nào. Thành công của họ đến từ niềm đam mê khoa học kỹ thuật cộng với nỗ lực tìm tòi học hỏi không ngừng. Thiên tài của hai anh em nhà Wright đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.
Về Đầu Trang Go down
 

Dẫn chứng NLXH: những tấm gương trong lịch sử, các nhà khoa học.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Những tấm gương cao đẹp- những dẫn chứng hay cho NLXH
» Những dẫn chứng trong bài văn NLXH - Nguyễn Thị Bích
» Những dẫn chứng trong NLXH - Đỗ Diệu Linh
»  B)Những tấm gương về các nhà khoa hoc...(tiếp)-Nghiêm Liên:
» Những dẫn chứng NLXH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-