GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG

Giai điệu Văn chương - Những con chữ làm nên bản nhạc ♫
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Dẫn chứng NLXH - Ngô Phương Thảo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Phương Thảo

Phương Thảo

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Join date : 28/12/2012
Age : 26
Đến từ : BN

Dẫn chứng NLXH - Ngô Phương Thảo Empty
Bài gửiTiêu đề: Dẫn chứng NLXH - Ngô Phương Thảo   Dẫn chứng NLXH - Ngô Phương Thảo I_icon_minitime1/1/2014, 5:53 pm

1, Tấm gương lịch sử:
- Lê Lai:Lê Lai (?-1418) là một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh.Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy.Cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi:
Nay thế trận hiểm nguy, có ai dám bắt chước Kỷ Tín đời Hán, thân khóac hòang bào mà chết thay ta không?[2]
Các tướng đều ngồi yên không ai dám thưa. Lê Lai đứng dậy nói:
Thần nay nguyện được tử trận thay cho chúa công. Ví như sau này giành được giang sơn thì xin nghĩ đến công lao của thần, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ quốc ân, được vậy thần chết cũng nhắm mắt.
Lê Lợi rất thương cảm. Lê Lai nói:
Tình hình nguy khổn, nếu ngồi khư khư, quân thần chung mạng, bao công sức đây hãy còn gì. Nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?
Lê Lợi vái trời khấn rằng:
Lê Lai có công đổi áo, nếu sau này khôi phục nghiệp xưa, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn.
Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu chiến. Quân Minh đổ ra đánh. Lê Lai thúc ngựa xông thẳng vào giữa trận hô to:
Ta là chúa Lam Sơn đây!
Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.

- Mạc Đĩnh Chi: tấm gương hiếm có của lịch sử Việt Nam: hiếu thảo, thông minh, có trí nhớ kỳ lạ, ứng đối nhanh nhẹn, nhất là có nghị lực.Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư). Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế.

- Chu Văn An:Chu Văn An (1292–1370).Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Ông được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép
An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.
Dụ Tông ham chơi bời luời chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, Dụ Tông không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.
Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng.
Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu.

- Anh Phan Đình Giót:Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ.Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười.Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:
“ " Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân " ”
Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ

- Nelson Rolihlahla Mandela (18 tháng 7, 1918 - 5 tháng 12, 2013) là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.
Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.
Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.


2, Tấm gương nhà khoa học:
- Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.heo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.
Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.
Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.
Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.
Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.

- Marie Skłodowska-Curie (7 tháng 11, 1867 – 4 tháng 7, 1934) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được haiGiải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.

- Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ, nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989,và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế, là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields.Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư

- Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức.
Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện không chú trọng lí thuyết suông, từng bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng. Phát minh đầu tiên của ông là một chiếc máy điện báo tải hai có khả năng cùng một lúc phát đi hai tin. Ít lâu sau, ông cải tiến thành máy tải ba, tải tư rồi đa tải.
Một thời gian sau, chán nản với công việc của một điện báo viên, Edison đến New York, trung tâm tài chính bậc nhất lúc bấy giờ, với hy vọng sẽ kiếm thêm chi phí cho các cuộc thí nghiệm của mình. Tại đây, ông đã hợp tác với vài người bạn thành lập một công ty nhỏ chuyên về điện và điện báo. Phát minh thứ hai của ông là cải tiến chiếc máy điện báo đa tải thành Hệ thống điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng. Chiếc máy đầu tiên đã đem về cho ông một số tiền lớn. Toàn bộ số tiến kiếm được lúc này, ông trút hết vào các thí nghiệm của mình về sau.
Phát minh đầu tiên mang lại nổi tiếng cho Edison là máy quay đĩa năm 1877. Công chúng không thể ngờ được về phát minh này và coi nó là điều ma thuật. Edison bắt đầu được gọi là "Thầy phù thủy ở Menlo Park, New Jersey", nơi ông sống. Chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông ghi lại âm thanh trên các trụ bọc thiếc cho chất lượng âm thanh thấp và nó phá hủy luôn đường rãnh ghi âm khi nghe lại nên chỉ có thể nghe được một lần. Trong thập kỷ 1880, một model được thiết kế lại sử dụng các trụ bìa giấy các tông tráng sáp ong được chế tạo bởi Alexander Graham Bell, Chichester Bell, và Charles Tainter. Đây là một lý do khiến Thomas Edison tiếp tục làm việc để tạo ra chiếc "Máy hát hoàn thiện" của riêng ông.

- Lương Định Của sinh ngày 16.8.1920, tại xã Đại Nghĩa, Long Phú, Sóc Trăng. Thời thơ ấu, ông học ở trường dòng Tabe, thị xã Sóc Trăng.
Năm 1937, ông đỗ tú tài toàn phần, rồi sang Hồng Kông học đại học Y khoa và tiếng Anh. Học gần hết khóa, ông chuyển sang Trung Quốc học tại trường đại học kinh tế Thượng Hải. Vì chiến tranh, trường đóng cửa. Năm 1943 ông sang Nhật, thi vào khoa sinh vật thực nghiệm trường Đại học Kyushu.
Sau một thời gian ra công tác, ông thi vào cao học, học khoa di truyền chọn giống, ngành nông nghiệp, và đã tốt nghiệp loại ưu. Là một giáo sư có tài, lương cao, cuộc sống sung túc, nhưng ông vẫn khắc khoải hướng về Tổ quốc. Năm 1952, từ bỏ giàu sang, sung sướng, ông cùng gia đình trở về tổ quốc sau 10 năm du học và làm việc xa quê... Về nước, được sống và làm việc trên đất Bắc, được làm công dân một nước độc lập, có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo, ông đã dồn hết trí tuệ, tâm lực vào việc nghiên cứu, thực nghiệm, tìm ra các loại giống lúa có năng suất cao.
Lương Định Của chính là "ông tổ" của giống lúa Nông nghiệp I, giống lúa lai tạo thành công đầu tiên ở nước ta. Giống lúa này có nhiều đặc tính tốt, bông to, hạt nhiều, có tác dụng lớn trong việc luân canh, vì thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất lại cao. Sau giống Nông nghiệp 1, Lương Định Của tiếp tục nghiên cứu lai tạo và ông lại cho ra đời giống lúa mới - giống chiêm 314. Năm 1968, giống lúa này được đưa vào đồng ruộng và hiện nay vẫn được gieo trồng ở một số vùng trên miền Bắc.
Vào những năm 60, một giống lúa cây thấp, bông to xuất hiện, đó chính là giống Nông nghiệp 8 ngày nay. Nông nghiệp 8 vào đồng ruộng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người nông dân, góp phần tăng sản lượng hàng triệu tấn lương thực. Nông nghiệp 8 đã trở thành cái tên quen thân với nhà nông suốt mấy chục năm qua.

3, Tấm gương đương đại Việt Nam:
- Nguyễn Ngọc Ký:Nguyễn Ngọc Ký (sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập được 1 kỷ lục Việt Nam.
Từ năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông bắt đầu học viết bằng chân.
Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên.
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.
Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

- Cổ tích trên đỉnh núi mồ côi: Trên đỉnh Mồ Côi núi Cấm, An Giang, có hai mẹ con dì Võ Thị Ba, 70 tuổi và anh Nguyễn Tấn Bông, 42 tuổi, đang làm rẫy, nuôi 10 đứa trẻ mồ côi do mẹ vì lý do nào đó bỏ rơi tại bệnh viện Cần Thơ...Năm 2002, dì Ba với anh Bông về Cần Thơ thăm đứa cháu gái trong bệnh viện đa khoa. Tình cờ, dì nghe được câu chuyện một thai phụ nghèo không có tiền nhập viện, ôm bụng ngồi khóc quằn quại trên ghế đá trước sân khoa sản. Anh Bông đưa dì Ba vào thăm, cho tiền và làm thủ tục cho chị ta nhập viện. Sau khi thằng bé ra đời, người sản phụ kia quỳ lạy tạ ơn và nói ra sự thật: “Cháu ở trong quê, chồng chết, nhà nghèo phải đi làm phụ hồ để nuôi một đứa con. Nhưng vì nhẹ dạ nên cháu bị tay thợ hồ lường gạt. Giờ nếu ẵm con về thì không biết lấy gì nuôi...”
Trước khi ẵm thằng bé ra về, dì Ba để lại số điện thoại cho các bác sĩ và hộ lý của khoa sản cùng với lời căn dặn: “Từ nay về sau, nếu có trường hợp tương tự như vậy, các cô gọi điện cho mẹ con tôi. Trước hết là mình giúp người ta mẹ tròn con vuông, sau đó, nếu người ta vì lý do gì mà không nuôi được thì mình đem về nuôi giúp”.
Cứ thế, sau mỗi cú điện thoại: “Em ở khoa sản, bệnh viện đa khoa Cần Thơ...” là trong nhà anh Bông thêm một tiếng khóc trẻ sơ sinh.
Nhắc đến chuyện cưới vợ, Bông lại cười: “Tụi nó đã khổ từ trong bào thai rồi, tôi không muốn tụi nó phải khổ vì mẹ ghẻ”.

- Nguyễn Văn Nam (1995-30 tháng 4 năm 2013) tại thời điểm qua đời là học sinh lớp 12T7 trường Trung học Phổ thông Đô Lương 1, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Nam đã 3 lần cứu sống 9 người sắp bị chết đuối và trong lần cứu được 5 em học sinh nhỏ ở xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ngày 30 tháng 4 năm 2013, bản thân Nam đã bị chết đuối. Sau đó Nam được truy tặng Huân chương Dũng cảm của nhà nước Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 2013, sau khi ăn bữa cơm trưa mừng mẹ mới mua cho chị chiếc xe máy, khoảng 14 giờ 30 phút, Nam đi bắt tổ chim ở bãi tắm Động Chùa gần nhà thì thấy 5 em nhỏ bị đuối nước. Không chút do dự, Nam cởi phăng áo, lao xuống sông. Trong khoảng 20 phút đầu vật lộn với dòng nước chảy khá mạnh, Nam cứu được 4 em nhỏ, đưa lên bờ là các em Nguyễn Công Linh, Nguyễn Công Lương, Nguyễn Công Mạnh, Trần Quốc Mạnh. Sau khi đưa được 4 em lên bờ nhưng thấy vẫn còn em Nguyễn Hữu Đô đang ở dưới sông, có nguy cơ chìm dần trong dòng nước, lúc này mặc dù đã rất mệt vì đuối sức nhưng Nam vẫn cố bơi ra sông để cứu em Đô. Khi dìu được em Đô lên gần đến bờ cũng là lúc Nam kiệt sức, không cưỡng lại được dòng nước nên đã bị nhấn chìm và tử vong. Đến chiều cùng ngày, thi thể em Nam đã được tìm thấy và đưa về gia đình an táng

- Chàng trai nghèo trở thành thủ khoa đh Ngoại Thương: Từng ham chơi đua đòi chúng bạn, Nguyễn Duy Hải (Nghệ An) bị bố cho đi làm phụ hồ để rèn luyện. Chính những ngày vất vả làm lụng, cậu đã ngộ ra nhiều điều, phấn đấu học tập và trở thành thủ khoa ĐH Ngoại thương.Bố là thợ xây, mẹ là nông dân, quanh năm đầu tắt mặt tối cũng chỉ đủ ăn nên từ nhỏ Hải đã ý thức được gia cảnh nghèo khó của mình và phấn đấu học. Năm lớp 5 Hải đoạt giải học sinh giỏi tỉnh môn Toán, năm lớp 9 đoạt giải nhì tỉnh môn Hóa. Đến kỳ thi vào lớp 10, Hải khiến cha mẹ nức lòng khi đậu vào trường THPT Đô Lương I, ngôi trường điểm của huyện Đô Lương.Cậu học trò nghèo quyết tâm thi vào ĐH Ngoại thương với ước mơ trở thành doanh nhân thành đạt. Nhiều người tỏ vẻ lo lắng bởi ĐH Ngoại thương điểm chuẩn thường cao hơn các trường, nhưng Hải rất tự tin. Kết thúc đợt thi Hải trở thành thủ khoa đh Ngoại Thương

- Những con người vượt lên số phận - vđv khuyết tật VN:
Đã có rất nhiều vận động viên khuyết tật gây dấu ấn trong làng thể thao và trong lòng người hâm mộ Việt Nam. Thành tích của họ không những mang lại vinh quang cho quê hương, đất nước, mà cao hơn chính là chiến thắng của nghị lực, vượt lên hoàn cảnh và số phận. Cây vợt Nguyễn Văn Thương, thành viên Câu lạc bộ cầu lông khuyết tật Hà Nội là một người như vậy. Sinh sống tại miền quê quan họ Bắc Ninh, hằng tuần đều đặn bốn buổi, không quản nắng mưa, anh vẫn vượt hơn 30 km để sang Hà Nội tham gia các buổi tập luyện, thi đấu của câu lạc bộ tại các giải đấu. Mặc dù đôi chân bị khuyết tật, không như những người bình thường khác, nhưng anh lại lựa chọn môn thể thao đòi hỏi sự vận động và di chuyển liên tục là cầu lông. Điều này chỉ có thể được lý giải từ niềm đam mê mãnh liệt. Anh Thương cho biết: - Không may bị bại liệt từ hồi hai tuổi, việc đi lại với tôi vốn đã rất khó khăn bởi cái chân tập tễnh. Tôi bắt đầu ham thích cầu lông từ năm 12 tuổi, khi thấy các bạn chơi ở sân trường. Thời gian đầu mới tập thật vô cùng vất vả và đau nhức. Song tôi tự nhủ mình cần phải cố gắng hơn nữa, lấy sự dẻo dai, khéo léo để bù lại đôi chân tật nguyền. Dần dần, sự kiên trì đã được báo đáp bằng những giải thưởng cho lứa tuổi thiếu niên ở địa phương. Được sự ủng hộ của gia đình, bè bạn, tôi có thêm động lực để theo đuổi môn thể thao này.
Sau nhiều năm bền bỉ, anh Thương đã sở hữu bảng thành tích mà nhiều vận động viên phải ngưỡng mộ: 42 huy chương các loại với 14 Huy chương vàng (HCV), chín Huy chương bạc (HCB), 18 Huy chương đồng (HCĐ), trong đó có một HCB và một HCĐ tại Giải ASEAN Para Games 2. Khi được hỏi về mơ ước của mình, anh Thương chỉ mong muốn quê hương Bắc Ninh thành lập được một câu lạc bộ cầu lông dành cho người khuyết tật như ở Hà Nội, để biết bao người kém may mắn song có cùng sở thích và đam mê cầu lông như anh cũng có cơ hội được tập luyện và phát triển...

4, Tiêu điểm: hủy hoại mt sống:
- Nạn chặt phá rừng :Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối với Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 100.000 hecta. Đặc biệt tại 1 số nơi như Bắc Cạn, Phong Quang, Đắc Lắc,...

- Công ty Vedan: Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty Vedan Việt Nam.
Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.
Theo nhận định ban đầu, việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Công ty Vedan là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Đại tá Lương Minh Thảo, hành vi vi phạm này là đặc biệt nghiêm trọng. Tại hiện trường, Phó Giám đốc phụ trách văn phòng Công ty Vedan Việt Nam đã thừa nhận hành vi vi phạm của công ty.

- Thanh niên giết voọc dã man: Những hình ảnh nhóm thanh niên giết hại những con voọc nằm trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng được lan truyền trên trang mạng xã hội Facebook đã khiến dư luận hết sức bất bình và kịch liệt lên án. Những hình ảnh này được đăng trên trang của thành viên Quan Nguyen Van có địa chỉ tại Quảng Nam.

- Nhà máy đạm Ninh Bình xả nước thải ra mt: Từ tháng 3 - 2012 đến nay, Nhà máy đạm Ninh Bình đóng tại Khu công nghiệp Khánh Phú (xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh) thường xuyên để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, khiến bò, cá của người dân xung quanh bị chết hàng loạt.
Kết quả điều tra, xét nghiệm mẫu nước của cơ quan chức năng tại khu vực cá chết, bò chết cạnh Nhà máy đạm Ninh Bình và xung quang Khu công nghiệp Khánh Phú, cho thấy, có nhiều chất độc hại vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Đặc biệt là chất amoni có lúc vượt từ 26 đến 1.030 lần mức cho phép.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 17-10-2012, PC49 đã bắt quả tang Nhà máy đạm Ninh Bình dùng 5 vòi bơm nước thải ra sông Đáy, công suất mỗi vòi lên tới 1.000m3/giờ. Việc làm này cho thấy lãnh đạo nhà máy này cố tình xả nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.

- Tràn dầu gây ô nhiễm mt: Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng cách ly của lông, và vì vậy làm cho chim trở nên dễ tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm độ nổi trên mặt nước của chúng. Nó cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi, và kích thích hệ tiêu hóa. Các vấn đề này và khả năng hấp thu thức ăn bị hạn chế gây ra sự mất nước và mất cân bằng trao đổi chất. Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu. Hầu hết chim bị ảnh hưởng bởi dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người.
Các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.
Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

5, Lối sống buông thả:
- Lối ăn mặc lố lăng, hở hang của bạn trẻ VN: Trong xu thế hội nhập, nhiều thanh niên ảnh hưởng của lối sống tự “do quá mức” và không ít những TTN ngày nay có lối sống “không giống ai”, đặc biệt là thể hiện qua trang phục hàng ngày. Những trang phục thiếu vải, kệch cỡm, khoe cơ thể càng ngày càng đc các bạn trẻ ưu chuộng, coi đó là mốt, mặc ngang nhiên, ko hù hợp thuần phong mỹ tục

- Hiện tượng chửi cha mẹ, thầy cô,... trên mạng xã hội:Liên tục những hình ảnh học sinh dùng Facebook chửi các bậc sinh thành một cách phũ phàng thời gian gần đây gây công phẫn trong dư luận, đặt dấu chấm hỏi điều gì đang xảy ra trong xã hội chúng ta đang sinh sống?

- Quan hệ tình dục bừa bãi: sống thử, qh tình dục trước hôn nhân giờ đây đã trở thành vấn đề quá đỗi bình thường với nhiều bạn trẻ, thậm chí còn công khai, chia sẻ những phát ngôn, hình ảnh, video nhạy cảm với mọi người

- Nghiện game, giết người cướp của để có tiền chơi game, xa vào thế giới ảo khiến ảnh hưởng thần kinh, làm hại mình và mọi người

- Lười học, lười lao động, ko có chí tiến thủ, ỉ lại vào cha mẹ, trở thành gánh nặng cho xh

6, Sự kiện tiêu biểu:
- Thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác nạn nhân, câu hỏi lớn về y đức người thầy thuốc

- Bạo hành trẻ mầm non liên tiếp xảy ra: trong những tháng cuối năm 2013, hàng loạt những vụ bảo mẫu hành hạ, đánh đập thậm chí làm chết trẻ mầm non đc phát hiện. vd như tại trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP.HCM) liên tục dùng tay bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt trẻ đã gây bức xúc, bất bình và dậy sóng trong dư luận; Vào đầu năm 2008, dư luận vô cùng phẫn nộ vì đoạn clip ghi lại cảnh ngược đãi trẻ em của bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Trong đoạn clip, bà Hoa liên tục túm tóc, lật ngửa mặt các cháu để đút cơm, dùng thước và tay đánh tới tấp các cháu. Hai cháu gồm Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2 tuổi) và cháu Phan Thành Đạt (15 tháng tuổi) là nạn nhân của vụ bạo hành kinh hoàng này. Theo kết quả giám định của bác sĩ, cháu Huỳnh Thị Mỹ Duyên bị thương tích 3%, trong khi đó cháu Phan Thành Đạt bị thương tích 1%.Ngay sau đó, dư luận lại một lần nữa phẫn uất với hành vi bạo hành trẻ em của Lê Thị Lê Vy (SN 1977, tại Bình Thuận) khi cô này thản nhiên hành hạ bé Đỗ Ngọc Bảo Trân (18 tháng tuổi) tại trường mầm non tư thục Thiên Thơ (quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh). Do bé còn nhỏ nên khi không có mẹ cháu hay khóc, la hét. Khi không thể dỗ được cháu, Vy đã lấy băng dính dán ngang miệng bé với mục đích cho bé ngưng khóc. Tuy nhiên, khoảng 5 - 6 phút sau, bé Trân có biểu hiện mặt mũi tím tái nên Vy đưa bé đi cấp cứu nhưng bé đã tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Chưa dừng lại ở đó, mới đây, dư luận lại một lần nữa bàng hoàng trước cái chết thương tâm của bé trai 18 tháng tuổi, mà nguyên nhân là do chính bảo mẫu của bé - Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, Cần Thơ) - gây ra.

- Giết người dã man: Lê Văn Luyện cái tên gây lên bao nỗi kinh sợ, căm ghét trong lòng người dân VN vì dã man sát hại cả nhà chủ cửa hàng vàng và còn biết bao cái tên gắn với những vụ án thảm khốc thương tâm: chém, thiêu sống người vì ko đc đáp lại tình cảm; giết người yêu cũ; cha giết con, con giết cha; giết người cướp của;...

- Vụ "hôi bia" và những bài học đánh đổi bằng sự đắng cay, xấu hổ :2h30 ngày 4/12, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP.HCM ra TP. Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ hàng ngàn két bia đổ xuống đường. Ngay lập tức những người xung quanh khu vực lao vào "cướp" bia trước sự bất lực của tài xế.Câu chuyện này không chỉ đơn thuần là 1.400 thùng bia vương vãi ra đường với logo thương hiệu ngập tràn mặt ảnh, mà nó là bức tranh trần trụi về sự lãnh cảm của không ít người trong số chúng ta trước nỗi bất hạnh của người khác.

- Vụ 7 học sinh chết đuối ở biển Cần Giờ: Bài học quá đắt giá!:Sự việc 7 em học sinh chết đuối thương tâm trong lúc đi tham quan, tắm biển ở Cần Giờ là bài học vô cùng đau xót, đắt giá dành cho nhà trường, gia đình và cả xã hội. Nhưng đằng sau vụ việc thương tâm với những nỗi đau xé lòng này là hồi chuông báo động, là những bài học quá đắt giá về việc đảm bảo an toàn cho các em học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch.


Về Đầu Trang Go down
 

Dẫn chứng NLXH - Ngô Phương Thảo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Dẫn chứng NLXH - TRẦN THẢO MY
» dẫn chứng nghị luận xã hội : HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Phương Anh lớp 11văn
» Dẫn chứng NLXH
» Dẫn chứng văn NLXH
» Những dẫn chứng NLXH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
GIAI ĐIỆU VĂN CHƯƠNG :: ♥ Rubic Văn Học ♥ :: Một cửa sổ nhìn ra thế giới-